Nghỉ thai sản đúng quy định được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên

GD&TĐ - Tôi là giáo viên mầm non công lập. Tôi được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng theo quy định của Nhà nước. Ngày 15/9 vừa qua tôi chính thức đi làm trở lại. 

Nghỉ thai sản đúng quy định được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên

Theo quy định thì 1/10/2015, tôi được nâng bậc lương thường xuyên. Tuy nhiên, đến nay tôi vẫn chưa được nhận quyết định nâng bậc lương. 

Hỏi ra mới hay là thời gian nghỉ thai sản của tôi không được tính để xét nâng lương thường xuyên. Nghĩa là phải thêm 6 tháng nữa (tính từ ngày tôi đi làm trở lại) thì mới được nâng bậc lương thường xuyên. Như vậy có đúng với quy định hiện hành hay không? - Nguyễn Kim Phụng (kimphung***@gmail.com).

* Trả lời:

Theo Điều 6 của Quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-LĐTBXH ngày 13/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định về các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Nếu đúng như thư bạn viết, thì việc bạn chưa được nâng bậc lương thường xuyên vì lý do nghỉ chế độ thai sản là không đúng với chính sách hiện hành. 

Bạn cần kiến nghị lại với Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn nhà trường, phòng Nội vụ huyện để được giải đáp thỏa đáng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.