Nghi lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại

Việc xây dựng các ngôi đền thờ của người Ai Cập cổ đại đều bắt đầu bằng nghi lễ động thổ giống người hiện đại.

Hình vẽ mô tả lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient origin
Hình vẽ mô tả lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient origin

Lễ động thổ của người Ai Cập gọi là "nghi thức nền móng". Trong lễ, họ xin các vị thần bảo hộ công việc xây dựng, cũng như hoàn thành những cấu trúc quan trọng nhất. 

Buổi lễ khởi công ngôi đền thờ bao gồm 8 nghi lễ, do các vị Pharaoh trực tiếp chỉ đạo, hoặc tiến hành dựa trên danh nghĩa của Pharaoh.

Trong chuỗi nghi lễ, việc đầu tiên là dùng dây thừng nhỏ đo kích thước công trình và căn chỉnh hướng ngôi đền theo tinh tú hoặc la bàn. Buổi lễ liên kết chặt chẽ với Seshat, vị nữ thần chữ viết và đo lường.

Nhiều người cho rằng, người Ai Cập cổ đại sử dụng một cây gậy có vết khía hình chữ V để quan sát chòm sao Gấu Lớn, giúp họ tính toán chính xác vị trí của phương Bắc và hướng công trình xây dựng.

Phần nghi lễ tiếp theo là "cuốc đất", gần giống với lễ động thổ thời hiện đại. Pharaoh (hoặc tu sĩ đại diện cho Pharaoh) đào rãnh đầu tiên của ngôi đền bằng cuốc gỗ, tượng trưng cho việc cắt ngang qua Trái Đất tới giới hạn trên của Nun, vị thần nước nguyên thủy. 

Pharaoh sau đó dùng khuôn gỗ đúc một viên gạch bùn và đặt nó vào móng, đại diện cho những viên gạch đầu tiên sử dụng cho công trình.

Pharaoh đổ một lớp cát mỏng từ bờ sông Nile đến các rãnh ở phần móng. Thợ xây dựng sẽ lấp đầy phần còn lại bằng cát lấy từ sông Nile, khiến phần nền của công trình trở nên mịn hơn. 

Pharaoh dùng đòn bẩy bằng gỗ đẩy khối đá lớn vào một góc của ngôi đền, báo hiệu bắt đầu công việc xây dựng. Khi công trình hoàn tất, ngôi đền sẽ được thanh tẩy trước khi đưa vào sử dụng.

Phần cuối cùng là nghi lễ hiến dâng ngôi đền cho vị thần. Pharaoh đứng trước hình ảnh vị thần đang ngồi trong ngôi đền, làm lễ và cầu nguyện. Nhiều loài động vật trở thành vật hiến tế.

Các nhà khảo cổ hiện đại cũng phát hiện thấy tiền, đĩa gốm, bát, đồ lễ dâng cúng (làm bằng sứ, đá vôi, gỗ) chôn cất tại những nơi quan trọng, xung quanh công trình xây dựng của người Ai Cập cổ đại.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Lần đầu nếm kẹo dừa non

GD&TĐ - Thực ra, kẹo dừa non được nhắc là quà đặc sản ở Phú Yên và thường mang màu vàng hoặc xanh cốm.

Khu vườn nhà êm ả. Ảnh: Ngọc Phạm

Giọt quê, giọt nhớ

GD&TĐ - Mỗi lần ai đó hỏi quê tôi ở đâu, mùa Xuân năm nay có về quê không, tôi thường trả lời quê em xa lắm, em không về...