Ngày Trẻ em Thế giới: Bảo vệ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên

GD&TĐ - Ngày Trẻ em Thế giới (20/11) năm 2021 tập trung vào vấn đề sức khỏe tâm thần. Theo UNICEF và Bộ LĐ-TB&XH, đây là thời điểm quan trọng để kiến tạo một thế giới hỗ trợ nhiều hơn cho trẻ em.

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới 2021 tại Việt Nam có chủ đề “Bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên”.
Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới 2021 tại Việt Nam có chủ đề “Bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên”.

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới 2021 do UNICEF và Bộ LĐ-TB&XH đồng tổ chức nêu bật tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần khỏe mạnh cho trẻ em. Đồng thời kiến nghị tăng cường đầu tư và hành động nhằm hỗ trợ, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên.

Bà Rana Flowers, đại diện UNICEF, cho biết, tác động của đại dịch được thể hiện rõ trên mọi lĩnh vực của Công ước về Quyền trẻ em. Điều đó cho thấy, sự thụt lùi trong việc đạt được tất cả các quyền trẻ em bởi ngày càng có nhiều trẻ em bị bỏ lại phía sau.

Đại dịch khiến chúng ta nhìn ra, rõ ràng những lĩnh vực chưa được giải quyết triệt để như bạo lực, tiếp cận kỹ thuật số hoặc lao động trẻ em. Đại dịch cũng nêu bật sự bất ổn ở thế giới bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thế giới bên trong.

Gần hai năm sau đại dịch, trẻ em trên khắp thế giới đang thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, bất an ở mức độ đáng lo ngại. Ở nhiều quốc gia, đại dịch đã dẫn đến tình trạng trẻ em tự làm hại mình và tự sát ngày càng tăng.

UNICEF kêu gọi đầu tư và hành động ngay lập tức để bảo đảm rằng, đại dịch này không dẫn đến một cuộc khủng hoảng mất hy vọng, mất niềm tin và đánh mất ước mơ của thế hệ trẻ em trải qua đại dịch này.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà chia sẻ, Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này (vào ngày 20/2/1990). Trải qua hơn 30 năm thực hiện Công ước, Việt Nam đã đạt được những kết quả và tiến bộ trong việc thực hiện các quyền trẻ em, mang lại cho trẻ em cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến trẻ em và thanh thiếu niên, Thứ trưởng mong muốn các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức cần quan tâm hơn. Từ đó, có hành động cụ thể để nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em và người chăm sóc trẻ vượt qua đại dịch với các giải pháp thiết thực và bền vững.

Ngày Trẻ em Thế giới được tổ chức trên toàn cầu vào ngày 20/11 hàng năm nhằm đánh dấu việc thông qua Công ước về Quyền trẻ em. Đây là hiệp ước nhân quyền được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử. Trong suốt nhiều năm qua, Ngày Trẻ em Thế giới là một ngày vui và mang đến các thông điệp nghiêm túc. Đó cũng là thời điểm UNICEF đề cập đến những vấn đề cấp bách nhất của trẻ em, tôn vinh những tiến bộ, tăng cường sư quyết tâm cho các nhà lãnh đạo và tiếp tục giải quyết những việc cần thiết. Đồng thời, là cơ hội để trẻ em trên toàn thế giới đoàn kết và cất lên tiếng nói của mình.

Cụ thể như thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ nhằm sớm phát hiện, giảm các sang chấn tâm lý cho trẻ em. Triển khai các can thiệp về chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em với cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực về cả y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội.

Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định của luật pháp và chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em trong hệ thống an sinh xã hội. Phát triển nghề công tác xã hội trong đó có đội ngũ hỗ trợ tâm lý xã hội trẻ em trong hệ thống trợ giúp xã hội.

Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án khắc phục các tác động của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em. Đặc biệt, chú trọng chương trình hỗ trợ tổng thể, toàn diện, đa ngành về chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.