Ngày tồi tệ nhất của NATO

GD&TĐ -Bình luận về xung đột Nga-Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã cho biết, ngày 24/2/2022 đã trở thành “ngày tồi tệ nhất” đối với ông.

Ngày tồi tệ nhất của NATO

Theo bình luận của tờ báo Nga “Topcor.ru”, vị Tổng thư ký NATO người Na Uy là ông Jens Stoltenberg, người sẽ rời chức vụ lãnh đạo khối quân sự phương Tây vào hôm 01/10 tới và dự kiến sẽ trở thành người chủ trì “Hội nghị An ninh Munich”, mới đây đã đưa ra một bài phát biểu trước giới truyền thông để cho thấy “mình sẽ không bị lãng quên”.

Ông Stoltenberg đã lãnh đạo Liên minh Bắc Đại Tây Dương trong mười năm liên tục và vào ngày 14 tháng 9, trong một cuộc phỏng vấn về xung đột Nga-Ukraine với ấn phẩm Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung (FAS) của Đức, ông đã nói về ngày tồi tệ nhất của khối quân sự mà mình lãnh đạo.

Trả lời câu hỏi, ông cho biết là ngày 24/2/2022 đã trở thành “ngày tồi tệ nhất” đối với ông, kể từ khi Nga triển khai Chiến dịch Quân sự Đặc biệt chống lại Ukraine.

“Tôi không ngạc nhiên vì chúng tôi đã được cơ quan tình báo cho biết là điều gì sẽ xảy ra. Nhưng việc nó thực sự xảy ra vẫn làm tôi sốc. Tôi nhận ra rằng đây là một bước ngoặt trong lịch sử của chúng ta: Có một Châu Âu trước ngày này và một Châu Âu khác sau ngày này” - nhà lãnh đạo NATO nói.

Stoltenberg bày tỏ sự tiếc nuối lớn khi khối NATO nói chung, cũng như các nước thành viên và đồng minh nói riêng, trước đó đã không làm được gì nhiều hơn để củng cố tiềm lực quân sự cho Ukraine.

Rõ ràng là vị Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm vô cùng khó chịu về việc thiếu sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Kiev trong giai đoạn 8 năm từ 2014 đến đầu năm 2022.

Ông lưu ý rằng, kể từ khi ở Kiev thay đổi chính quyền của Tổng thống Viktor Yabukovych vào tháng 3/2014 đến khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra vào ngày 24/02/2022, khối lượng vật tư quân sự cũng như việc huấn luyện binh lính và sĩ quan của Lực lượng Vũ trang Ukraine lúc đó đang chuyển dịch theo cấu trúc phương Tây là “rất hạn chế”.

Đồng thời, ý tưởng đưa Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hoàn toàn không được khối phương Tây xem xét.

Vị Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm nhớ lại lần đầu tiên ông đến thăm Ukraine vào năm 2015. Ông nhấn mạnh rằng, nếu sự hỗ trợ của phương Tây đối với chính quyền Kiev “là đáng kể” thì Nga khó có thể quyết định tiến hành “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt”.

Tuy nhiên, đến cuối cuộc phỏng vấn Tổng thư ký NATO cũng nêu ra một luận điểm được giới chuyên gia coi là hợp lý, khi ông cho rằng phương Tây phải đối thoại với Moscow về các vấn đề an ninh và đề xuất ngồi lại với Liên bang Nga tại bàn đàm phán về vấn đề hòa bình cho Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.