Ngày mai có nhật thực vành khuyên

Ngày mai có nhật thực vành khuyên
Nhật thực vành khuyên (ảnh: Internet)
Nhật thực vành khuyên (ảnh: Internet)

Người dân ở hầu hết các nước châu Phi và châu Á có thể được chứng kiến nhật thực vành khuyên này.
Nhật thực vành khuyên xảy ra khi Trái đất ở gần nhất với Mặt trời vào cùng thời điểm mặt Trăng lại ở xa nhất so với Trái đất. Do đó, Mặt trăng không đủ lớn để che phủ hoàn toàn Mặt trời. Dù ở thời điểm che phủ lớn nhất, mép của Mặt trời vẫn xuất hiện phí sau Mặt trăng cho nên hiện tượng này được gọi là Nhật thực “vành khuyên”.

Tại Đông Phi, khi Mặt trời mọc lên lúc 6:55 phút sáng giờ địa phương, quá trình Nhật thực bắt đầu xảy ra. Lúc 7:06 Mặt trăng bắt đầu che phủ phần trên của Mặt trời và lúc 8:25 Mặt trăng nằm ở giữa Mặt trời.
Tại Trùng Khánh, Trung Quốc, người ta có thể bắt đầu chứng kiến Nhật thực vào lúc 14:22 (giờ địa phương) và đạt tới cực đại vào lúc 15:51 và kết thúc lúc 5:07 phút.

Tại Việt Nam, theo các chuyên gia, độ che phủ lớn nhất là ở Lai Châu (gần 75%) và sẽ giảm dần về phía Đông Nam. Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu lúc 14h16, cực đại đến 67,3% vào 15h48 và kết thúc vào 17h05. Tại Đà Nẵng, độ che phủ cực đại là 49,4% lúc 15h44. Tại TPHCM, nhật thực diễn ra lúc 14h17, đạt cực đại 38,1% vào 15h41 và kết thúc vào 16h52 ngày 15/1

Một trong những cách an toàn để ngắm nhật thực hình khuyên là đặt một gương nhỏ có đường kính dưới 2,5 cm trên bậc cửa sổ. Gương sẽ phản chiếu hình ảnh mặt trời bị che khuất vào phòng.

Phương Hà (Theo Space)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.