Khi các doanh nghiệp phát triển, nhu cầu về nhân tài an ninh mạng sẽ chỉ tiếp tục tăng vào năm 2023 và hơn thế nữa.
An ninh mạng là một trong những ngành phát triển và “hot” nhất trên thị trường việc làm hiện nay. Nhu cầu về công việc an ninh mạng đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Sau đây hãy cùng tác giả tìm hiểu về ngành nghề đặc biệt này cũng như cơ hội việc làm mà nó đem lại nhé.
Ngành an ninh mạng là gì?
Ngành an ninh mạng được hiểu là công việc bảo vệ các mạng lưới thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập, đánh cắp hoặc bị huỷ hoại các thông tin bảo mật. Như chúng ta đã biết, hiện nay, hầu hết mọi người sử dụng máy tính và internet vào các công việc như trao đổi thông tin online, mua sắm trực tuyến hay, giải trí, hay thậm chí là các trang thanh toán trực tuyến, v.v.
Khi đó các thông tin cá nhân của người dùng phần lớn đều được cung cấp và lưu trữ trên các hệ thống mạng điện tử. Nhiệm vụ của ngành an ninh mạng là ngăn chặn, phát hiện và khắc phục kịp thời các cuộc tấn công mạng để bảo vệ lượng thông tin đó. Để làm được điều này, các chuyên gia an ninh mạng phải thiết lập hàng rào bảo vệ các hệ thống điều hành không chỉ từ bên ngoài mà phải bảo vệ cả bên trong.
Ngành an ninh mạng thi khối nào?
Hiện nay, ngành an ninh mạng là một ngành vô cùng thiết yếu trong thời đại công nghệ thông tin nên đã và đang được nhiều trường đại học, cao đẳng và cả một số các đơn vị đào tạo tư nhân khác quan tâm và giảng dạy chuyên sâu. Các bạn học sinh, sinh viên muốn theo đuổi ngành an ninh mạng có thể tham khảo các khối thuộc ban tự nhiên dưới đây:
- Khối A: Toán – Lý – Hóa
- Khối A1: Toán – Lý – Anh
- Khối D: Toán – Văn – Anh
- Khối D90: Toán – Anh – KHTN
Học an ninh mạng là học những gì?
Tuỳ thuộc và “khẩu vị” của mỗi cơ sở đào tạo mà học viên sẽ được giảng dạy các môn học khác nhau nhưng tựu chung lại, sẽ có một số môn học mà cơ sở nào cũng có trong chương trình giảng dạy. Một số môn học có thể kể đến bao gồm:
- Lập trình máy tính đại cương
- Mật mã học đại cương
- Nguyên tắc bảo đảm thông tin
- Nguyên tắc thiết kế bảo mật
- Chính sách, Pháp lý và Đạo đức
- Phân tích dữ liệu
- Phòng thủ trên không gian mạng
- Rủi ro trên không gian mạng
- Điện toán đám mây
- Hệ thống công nghệ thông tin
- Mạng lưới thông tin
- Quản trị hệ thống
Một số cơ sở đào tạo sẽ tập trung chủ yếu giảng dạy lập trình, trong khi một số lại chú trọng vào pháp y kỹ thuật số (điều tra số), chính sách an ninh hay những mảng rộng hơn. Ngoài ra, giáo án chương trình giảng dạy là điều quan trọng cần chú ý khi xem xét một chương trình đào tạo chuyên ngành này. Hãy đảm bảo rằng giáo án dạy học bao gồm cả lập trình máy tính và cung cấp cho bạn kinh nghiệm thực tế vì điều này sẽ có ích cho nghề nghiệp sau này.
Học an ninh mạng xong sẽ làm gì?
Trong thời đại phát triển của công nghệ số thì không chỉ riêng các tổ chức, doanh nghiệp, an ninh mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà đối với nhiều các lĩnh vực khác như: Y tế, giáo dục, quốc phòng, thương mại điện tử,… đều có nhu cầu bảo mật thông tin ngày càng cao.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay của ngành học an ninh mạng này vẫn đang trong tình trạng khan hiếm. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành an ninh mạng, học viên sẽ không phải quá lo lắng về việc làm vì cơ hội làm việc có rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau cùng mức thu nhập hấp dẫn.
Dưới đây là danh sách những vị trí công việc phổ biến trong ngành an ninh mạng mà tác giả đã tổng hợp được. Các bạn cùng tham khảo nhé!
-
Kỹ sư mạng
-
Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng
-
Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
-
Kỹ sư phân tích an ninh mạng
-
Tư vấn an ninh
-
Kỹ sư công nghệ thông tin
-
Kỹ sư kiểm tra xâm nhập
-
Chuyên viên quản trị hệ thống
-
Phân tích pháp y máy tính – điều tra số
-
Lập trình viên phát triển phần mềm bảo mật
-
Kỹ sư bảo mật
-
Chuyên viên phản hồi sự cố
-
Chuyên viên kiểm tra thâm nhập
-
Quản trị viên hệ thống an ninh
Các kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng
Để trở thành chuyên gia an ninh mạng, bạn phải hoàn thành chương trình giáo dục chính quy—chẳng hạn như bằng cấp hoặc chương trình đào tạo về an ninh mạng —về bảo mật thông tin hoặc chủ đề liên quan. Phần sau đây khám phá các yêu cầu để trở thành nhà phân tích an ninh mạng.
Có bằng cấp hoặc chứng chỉ
Bắt đầu hành trình trở thành chuyên gia an ninh mạng bằng cách lấy bằng cấp hoặc chứng chỉ về an ninh mạng hoặc lĩnh vực tương tự. Bạn có thể theo học chương trình giáo dục về an ninh mạng ở bất kỳ cấp độ nào—cùng với bằng cao đẳng, cử nhân và thạc sĩ, một số trường cung cấp chứng chỉ hoàn thành một lớp hoặc một loạt khóa học.
Các trường cao đẳng và đại học có thể cấp bằng hoặc chuyên ngành về an ninh mạng trong các chuyên ngành khác, như công nghệ hệ thống thông tin hoặc khoa học máy tính. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có bằng cao đẳng hoặc bằng cử nhân cho các công việc an ninh mạng cấp đầu vào , bao gồm cả những công việc dành cho chuyên gia an ninh mạng.
Xem xét chứng chỉ
Mặc dù không bắt buộc phải có chứng chỉ để đảm nhận vai trò này, nhưng tấm bằng chính thức có thể tăng cơ hội việc làm và mức lương cho vị trí việc làm của bạn. Các chứng chỉ thể hiện kiến thức chuyên môn về an ninh mạng cho các nhà tuyển dụng tiềm năng và chúng cho thấy sự cống hiến cho lĩnh vực này.
Tích lũy kinh nghiệm
Với phạm vi rộng lớn của công việc chuyên gia an ninh mạng, không phải tất cả các nhà tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn đáng kể khi tuyển dụng. Một số đơn vị sử dụng lao động tuyển dụng vị trí công việc này ở các vai trò mới bắt đầu, cho phép họ phát triển kinh nghiệm trong công việc. Ứng viên có thể tích lũy kinh nghiệm trong các vai trò an ninh mạng khác hoặc thông qua thực tập trong khi vẫn theo đuổi bằng cấp của mình để đáp ứng yêu cầu này.
Trên đây là bài viết tổng hợp những kiến thức liên quan đến ngành an ninh mạng cũng như cơ hội việc làm đối với công việc này. Tác giả rất hy vọng có thể cùng với các bạn tham gia thảo luận, trao đổi thêm về đề tài này trong các bài viết sắp tới.