Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang

GD&TĐ - Hàng chục phòng học của Trường Phổ thông Huế Star ở Thừa Thiên- Huế bị ngân hàng niêm phong khiến phụ huynh có con em học tại đây lo lắng.  

Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang

Ngân hàng niêm phong phòng học vì thiếu nợ

Có mặt tại Hệ thống giáo dục Huế Star (đóng tại xã Phú Thương - Huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế) chúng tôi nhận thấy rất nhiều phòng học tại cơ sở này đã bị Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Viettinbank) chi nhánh Nam Thừa Thiên- Huế gắn biển báo niêm phong.

Tận mắt chứng kiến, chúng tôi đếm được có 24 phòng học bị niêm phong, tập trung chủ yếu ở tầng 2 của dãy phòng học nằm phía trước khuôn viên nhà trường.

Hiện tại hoạt động dạy và học của Hệ thống giáo dục Huế Star chỉ diễn ra tại 22 phòng còn lại. Toàn trường hiện chỉ có 80 học sinh học từ lớp 6 đến 12, mỗi lớp cao nhất chỉ có 20 học sinh, ít nhất là 10 học sinh.

Việc Trường Phổ thông Huế Star bị ngân hàng niêm phong hàng loạt phòng học và đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bởi tình trạng này ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh đang theo học tại trường.

Trao đổi với các phóng viên Nhà giáo ưu tú Vệ Văn Lẫm – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Huế Star cho biết: Tôi đã từng nói với Hội đồng Quản Trị trước khi mở trường chắc chắn doanh thu sẽ không có. Nhất là vay ngân hàng lại càng không đảm bảo. Nhưng mấy anh muốn làm thì chúng tôi làm thôi. Vì vậy bây giờ muốn thay đổi diện mạo học sinh ở đây thì mình phải có điểm nhấn. Chứ không có điểm nhấn thì sẽ không bao giờ làm được. Ví dụ tuyển đầu vào lớp 6, điểm nhấn của tôi là nếu học sinh học từ lớp 6 đến lớp 9 thì điểm nhấn môn Tiếng Anh IELTS phải 4.0, lên cấp IELTS phải 5.0, tốt nghiệp THPT ở đây IELTS phải 6.0.

Khi tuyển sinh các anh lãnh đạo cứ chỉ thị đi chúng tôi sẽ tuyển sinh các em có trình độ Anh ngữ tốt. Còn những em chưa có trình độ Tiếng Anh tốt thì thôi. Còn hơn cứ tuyển sinh mà không đạt yêu cầu chi cả. Trường tư nó khó chứ không phải dễ đâu. Hiện tại toàn trường chỉ có 10 giáo viên cơ hữu, một số giáo viên khác là đang theo dạy chỉ "hợp đồng thời vụ".

Đặc biệt với những giáo viên cơ hữu, ngày hè Hội đồng quản trị chỉ hỗ trợ 50% chứ không có lương các tháng hè. Riêng năm nay do khó khăn cho nên đến thời điểm hiện tại giáo viên được hỗ trợ rất ít.

Mặc dù bị ngân hàng niêm phong nhiều phòng học, thế nhưng năm học 2017- 2018 Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vẫn cho phép Trường Phổ thông Huế Star thuộc Hệ thống giáo dục Huế Star tuyển sinh lớp 10.

"Năm học này, trường đã tuyển được 20 học sinh lớp 10, cuối tháng 7 sẽ trình Sở GD&ĐT xem xét, dự kiến tựu trường ngày 7/8. Để việc dạy và học diễn ra bình thường, HĐQT cũng đã cam kết tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy học trong năm học 2017-2018. Sắp tới, chúng tôi sẽ họp phụ huynh, thông báo định hướng của năm học để họ khỏi lo lắng. Nếu có sự thay đổi về cơ cấu HĐQT thì họ sẽ thông báo cho ban giám hiệu”, ông Lẫm thông tin thêm.

Trước nguy cơ đóng cửa

Cũng theo ông Lẫm, đến nay Trường Phổ thông Huế Star đã đi vào hoạt động 8 năm, nếu trong tương lai doanh thu không đảm bảo thì sẽ xin phép tạm ngừng hoạt động. Trong trường hợp trường tạm ngừng hoạt động thì chỉ có thể xảy ra vào cuối năm học 2017-2018 để đảm bảo cho học sinh được học trọn vẹn năm học.

TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay, theo hướng đầu tư, hệ thống giáo dục Huế Star về tổng thể cũng phải thông qua các sở, ban ngành khác.

Các vấn đề giải quyết liên quan đến tài sản, đất đai, chủ sở hữu không thuộc thẩm quyền Sở GD&ĐT. Ngành chỉ quản lý về nội dung, chương trình, kế hoạch tuyển sinh, tổ chức dạy học.

Theo ông Hùng, quan điểm chỉ đạo của sở đối với Hệ thống giáo dục Huế Star cũng như tất cả trường ngoài công lập đều bình đẳng, cần được hỗ trợ, tạo điều kiện công bằng. Thế nhưng trường vẫn rơi vào tình cảnh khó khăn bởi hệ thống trường ngoài công lập này ra đời sau và đứng bên cạnh hệ thống trường công lập khá mạnh; điều kiện thu nhập, khả năng học phí của người dân để lo cho con vào trường này hạn chế; trong tuyển sinh.

Trao đổi với báo chí ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Vietinbank, chi nhánh nam Thừa Thiên-Huế cho biết Hệ thống giáo dục Huế Star nợ ngân hàng khoản vay đầu tư cả gốc lẫn lãi đến thời điểm hiện nay khoảng 60 tỉ, nhưng không có khả năng thanh toán.

Tình trạng nợ xấu này đã diễn ra từ 3 năm nay và phía HĐQT của Hệ thống giáo dục Huế Star cũng đã hết cách, nên sau khi thống nhất hai bên, xin ý kiến của lãnh đạo tỉnh, họ đã thống nhất giao tài sản cho bên ngân hàng, nên chúng tôi tiến hành niêm phong, để xử lý nợ.

Cũng theo ông Nam, hiện nay lãnh đạo tỉnh cũng đang rất quan tâm vấn đề này và mong muốn có nhà đầu tư tâm huyết đến để tiếp nhận cơ sở vật chất của nhà trường để phát triển thành cơ sở giáo dục chất lượng cao ngoài công lập cho địa phương. Tuy nhiên, việc kêu gọi đầu tư vẫn chưa có kết quả.

Trường Phổ thông Huế Star thuộc Hệ thống giáo dục Huế Star, hoạt động theo quy chế tổ chức của các trường ngoài công lập và Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GDĐT. Trước đây hệ thống giáo dục này do ông Nguyễn Xuân Lý- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế làm Chủ tịch HĐQT. Từ tháng 2/2014, chức vụ Chủ tịch HĐQT của hệ thống được bàn giao cho ông Bùi Đức Long- Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland. Đến tháng 7/2016, hệ thống giáo dục này do ông Nguyễn Tuấn Biên - Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng quản lý nhà An Trung Phát làm Chủ tịch HĐQT.
Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang  ảnh 2Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang  ảnh 3Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang  ảnh 4Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang  ảnh 5Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang  ảnh 6Ngân hàng Viettinbank niêm phong phòng học, phụ huynh hoang mang  ảnh 7

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mật ong

Mật ong

GD&TĐ - Mẹ hối sớm về quê, chẳng phải vì mẹ nhớ nhung gì nó đâu mà là chú mới gửi từ Điện Biên về chai mật ong rừng.
Lần đầu tiên, cuốn 'Ký họa trong chiến hào' được xuất bản tại Việt Nam. Ảnh: Kim Đồng.

Bộ sách kể chuyện Điện Biên Phủ

GD&TĐ - 17 tác phẩm kể chuyện Điện Biên Phủ vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).