Ngăn chặn vụ lừa đảo 1 tỷ đồng mạo danh công an

GD&TĐ - Công an huyện Ba Vì phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Agribank, kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo bằng hình thức giả danh công an.

Cán bộ Công an huyện Ba Vì giải thích cho người dân để phòng tránh thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao.
Cán bộ Công an huyện Ba Vì giải thích cho người dân để phòng tránh thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao.

Ngày 1/12, Công an huyện Ba Vì (TP Hà Nội) cho biết, đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tản Lĩnh kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả danh công an gọi điện thoại đe dọa tống tiền.

Theo Công an huyện Ba Vì, trước đó (sáng 30/11), bà N.T.H (ở thôn Hoàng Long, xã Tản Lĩnh) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Theo trình báo của bà H, người này tự giới thiệu là cán bộ công an, trao đổi với bà H, nội dung: Bà H liên quan đến đường dây buôn bán ma tuý, yêu cầu bà phải chuyển số tiền 1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng của họ để xác minh, nếu không sẽ bị bắt giam. Do lo sợ, bà H cùng chồng đến Ngân hàng Agribank để chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo.

Khi đến Phòng Giao dịch Ngân hàng Agribank, Chi nhánh Tản Lĩnh, huyện Ba Vì để yêu cầu rút 1 tỷ đồng từ sổ tiết kiệm, bà H cùng chồng thể hiện nét mặt mệt mỏi, trạng thái tâm lý hoang mang. Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, nhân viên ngân hàng đã nhanh chóng liên hệ với Công an xã Tản Lĩnh.

Sau khi nắm tình hình, cán bộ Công an xã Tản Lĩnh và nhân viên Ngân hàng Agribank đã giải thích rõ cho hai vợ chồng bà H về thủ đoạn lừa đảo, cũng như phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng, lợi dụng mạng viễn thông gây án; đồng thời nhắc nhở vợ chồng bà H tuyệt đối không nghe, không làm theo những yêu cầu của đối tượng.

Trước phương thức và thủ đoạn như trên, thời gian qua, Công an huyện Ba Vì đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với công an các xã, thị trấn, nhiều lần khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...