Ngăn chặn tình trạng bổ nhiệm người nhà không đủ tiêu chuẩn

GD&TĐ - Vừa qua, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.

Ngăn chặn tình trạng bổ nhiệm người nhà không đủ tiêu chuẩn

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá Ban Tổ chức Trung ương và các cấp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, đóng góp to lớn vào công tác xây dựng tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được rất đáng ghi nhận, Tổng Bí thư cho rằng công tác cán bộ còn nhiều khe hở, lỗ hổng, tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém; chưa có cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền một cách hiệu quả. Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?...

Điều này cho thấy, tình trạng cất nhắc, bổ nhiệm người thân, người nhà trong bộ máy Nhà nước hiện nay vẫn xảy ra, dẫn đến cục bộ địa phương, gây mất đoàn kết, hình thành nên các nhóm lợi ích... Khi dư luận phản ánh có tình trạng bổ nhiệm người thân, người nhà, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh nhưng kết quả đều đúng quy trình.

Hậu quả của việc bổ nhiệm người nhà là rất nghiêm trọng, không thể thấy trước mắt mà xảy ra lâu dài, đó là giảm sút lòng tin của nhân dân, cán bộ, công chức vào bộ máy Nhà nước; dẫn đến cấp dưới không phục tùng cấp trên, không có sự đoàn kết, phối hợp trong công tác; đấu đá, mâu thuẫn nội bộ, triệt tiêu sự sáng tạo, cống hiến, tinh thần nhiệt huyết trong công việc của cấp dưới… nhất là không thể thu hút nhân tài vào cơ quan Nhà nước làm việc.

Việc tuyển dụng, bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, luân chuyển... cán bộ, công chức hiện nay được quy định rất cụ thể ở Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức chính quyền địa phương... tuy nhiên, chưa có quy định nào quy định những người có họ hàng, quan hệ huyết thống với nhau thì không được phép làm trong cùng một cơ quan Nhà nước. Một cá nhân nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì có thể được cơ quan Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển... theo quy trình.

Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật là cần thiết, theo hướng hạn chế việc tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào làm việc trong cùng cơ quan. Đồng thời, cần tách bạch mối quan hệ người nhà với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; nghiêm cấm việc vận động, tác động để bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển người thân… Mọi hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm khắc nhằm răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, cũng không nên cho rằng trong mọi trường hợp thì việc bổ nhiệm người nhà của lãnh đạo đều là tiêu cực, “con ông cháu cha”, mà cần có cái nhìn khách quan, đánh giá toàn diện, tránh trường hợp nghi ngờ, suy diễn không có căn cứ sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan Nhà nước hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.