Ngăn chặn như thế nào?

GD&TĐ - Trong bối cảnh thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến, phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để tìm hiểu thêm sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ.

Lực lượng chức năng thu giữ thuốc lá điện tử nhập lậu.
Lực lượng chức năng thu giữ thuốc lá điện tử nhập lậu.

Nhờ đó, có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường khi trẻ sử dụng thuốc lá điện tử.

Con số báo động

Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha (gọi chung sản phẩm thuốc lá mới) rất có hại cho sức khỏe cả người hút và người xung quanh. Đây còn là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotine, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa.

Sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và lối sống của giới trẻ. Đặc biệt là hậu quả lâu dài như rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập, rối loạn tâm thần.

Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện hơn. Từ đó, có nguy cơ ảnh hưởng sớm đến sức khỏe và trầm trọng hơn trong tương lai.

Tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá mới hiện chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành. Tuy nhiên, một số điều tra cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang tăng nhanh.

Năm 2019, kết quả điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên 2,6%. Năm 2015, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 0,2%.

Trong khi đó, kết quả từ nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chính sách y tế thực hiện năm 2020 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8 - 12 là 8,35%. Tỷ lệ này ở độ tuổi học sinh lớp 10 - 12 cao hơn, với 12,6%.

Năm 2020, theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam, tỷ lệ nam giới trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử là 5,6%. Tỷ lệ nữ giới trưởng thành sử dụng thuốc lá điện tử là 1%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá điện tử cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông thường. Cụ thể, có tới 8% trẻ em gái và phụ nữ hút thuốc lá điện tử. Trong khi đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nữ là 1,2%.

Đáng ngại là, nếu so sánh thô thì chỉ sau 5 năm, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở Việt Nam đã tăng 36,5 lần đối với cả hai giới. Tỷ lệ này tăng lần lượt trong hai nhóm nam và nữ giới là 22,75 và 46 lần. Trong đó, tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới ở các thành phố có xu hướng tăng, nhất là nhóm học sinh, sinh viên, giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây nhiều hậu quả khôn lường cho trẻ vị thành niên. Ảnh minh họa

Thuốc lá điện tử gây nhiều hậu quả khôn lường cho trẻ vị thành niên. Ảnh minh họa

Đẩy mạnh tuyên truyền

Hiện, ít nhất 32 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Tại Australia, nicotine nằm trong danh mục “chất độc dược” và chỉ được sử dụng khi có giấy phép. Khu vực ASEAN có 5 quốc gia cấm hoàn toàn là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia.

Để ngăn ngừa tình trạng sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả các sản phẩm thuốc lá mới trong học sinh, sinh viên, giảm tổn thất về sức khỏe, kinh tế, xã hội do việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, thuốc lá mới gây ra trong học sinh, sinh viên và cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục phổ biến tác hại của thuốc lá và các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bên cạnh đó, phổ biến rộng rãi về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới cho học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục. Đặc biệ̣t là xây dựng môi trường không khói thuốcc tại các cơ sở giáo dục.

TS.BS Ngô Anh Vinh - Phó Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, gia đình, đặc biệt là cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Do đó, phụ huynh cần chú ý dành thời gian quan tâm, lắng nghe trẻ. Đồng thời, giám sát các hoạt động trong cuộc sống của trẻ trên cơ sở tôn trọng. Từ đó, tránh dẫn đến các hành vi chống đối do bị áp đặt.

Phụ huynh đồng thời cần phối hợp với nhà trường để tìm hiểu thêm sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ, nhờ đó, có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để con mình được thăm khám và điều trị sớm.

“Vai trò giáo dục của nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để trẻ vị thành niên không sa đà vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội”, TS Ngô Anh Vinh nhấn mạnh. Nhà trường cần giáo dục học sinh nhận thức được các chất gây nghiện và tác hại do sử dụng chất gây nghiện.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động ngoại khóa để trẻ giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng chất ở học sinh: nguồn cung cấp, đối tượng sử dụng… Từ đó, tránh nguy cơ sử dụng rộng rãi tại trường học.

“Với sự phối hợp chặt chẽ giữa bố mẹ và nhà trường cùng với sự chung tay của xã hội, tình trạng học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ sớm được loại bỏ khỏi môi trường học đường. Qua đó, xây dựng một thế hệ trẻ vị thành niên khỏe mạnh và trở thành nhân tố tương lai góp phần cho sự phát triển của xã hội, đất nước chúng ta”, TS Ngô Anh Vinh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.