Giá dầu Brent giao dịch tháng 7 đạt 36 USD/thùng, tăng khoảng 1,3%.
Liên quan đến sự suy yếu của đại dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như thông tin về việc tạo ra vắc-xin chống lại coronavirus, các nhà đầu tư sẵn sàng chi nhiều tiền hơn vào dầu mỏ.
Ngoài ra, việc các quốc gia tham gia thỏa thuận OPEC+ tuân thủ nghĩa vụ đối với việc cắt giảm sản xuất dầu là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát một làn sóng coronavirus thứ hai và sự phức tạp của nền kinh tế thế giới hậu suy thoái vẫn có thể làm chậm sự phục hồi của thị trường dầu.
Một yếu tố rủi ro khác là sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, điều này có thể dẫn đến một vòng chiến tranh thương mại mới giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nếu cuộc đối đầu diễn biến theo chiều hướng xấu, nó có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thỏa thuận OPEC+.
Trong bối cảnh đó, Nga đã vượt qua Ả Rập Xê-út và dẫn đầu về nguồn cung dầu thô cho Trung Quốc. Vào tháng trước, Trung Quốc đã tăng tổng lượng dầu mua từ Nga theo kỳ hạn hằng năm lên 18%, đạt 7,2 triệu tấn, do đó, Bắc Kinh sẽ được hưởng mức giá thấp đối với "vàng đen".
Dự báo dài hạn cho thị trường dầu mỏ được đưa ra bởi người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (MPEI), nhà kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Birol. Vấn đề này đã nhận được sự quan tâm của nhà lãnh đạo các cường quốc trên thế giới. Theo ông Fatih Birol, trong thập kỷ tới, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt đỉnh vào khoảng năm 2030. Ông cho rằng giá "vàng đen" sẽ đạt đến mức 72 USD/thùng trong vòng 5-7 năm tới.