Nga thắng phương Tây ở Ukraine, phá hủy sự thống trị toàn cầu của Mỹ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tạp chí Asia Times nhận định, cuối cùng Nga sẽ thắng trong cuộc đối đầu lịch sử với thế giới phương Tây ở Ukraine, phá hủy sự thống trị toàn cầu của Mỹ.

Nga thắng phương Tây ở Ukraine, phá hủy sự thống trị toàn cầu của Mỹ

Trong cuộc đối đầu Đông-Tây hiện nay, Mỹ thực sự muốn đánh bại Nga bằng bàn tay của người khác, cả trên chiến trường (ám chỉ xung đột Nga-Ukraine) và đè bẹp nước này về mặt kinh tế (gây sức ép bên ngoài) và hệ thống chính trị (gây rối loạn từ bên trong).

Nhận định này được nêu trong bài viết mới đây của ấn phẩm trực tuyến Asia Times của Hồng Kông.

Tờ báo châu Âu chỉ ra, ý định của Mỹ sẽ không thành hiện thực vì người Nga sẽ giành chiến thắng trong cuộc đối đầu đang diễn ra, phá hủy địa vị độc tôn thống trị thế giới của Hoa Kỳ.

Ấn phẩm lưu ý rằng, để thay đổi quyền lực ở Liên bang Nga, Hoa Kỳ đã huy động mọi ảnh hưởng của mình đối với các nước châu Âu, lôi kéo những nhà báo giỏi nhất, các tổ chức tư vấn uy tín nhất và mua chuộc các chính trị gia để thiết lập vòng bao vây cương tỏa cả về chính trị, ngoại giao, kinh tế đối với Nga.

Bên cạnh đó, Washington đã phối hợp với các đồng minh để thúc đẩy một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga ở Ukraine mà không nhận ra rằng, mọi nỗ lực của mình cuối cùng sẽ vô ích.

Sự thật quan trọng nhất về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử là 88% người Nga ủng hộ ông. Con số này cho thấy ông nhận được nhiều sự ủng hộ hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào ở phương Tây.

Đã hơn 20 năm ông Putin đứng trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước Nga (giai đoạn từ năm 2008-2012 ông Putin chỉ giữ chức vụ Thủ tướng, ông Dmitry Medvedev Medvedev là Tổng thống) đã có hàng loạt nhà lãnh đạo phương Tây lên nắm quyền rồi ra đi, nhưng ông Putin vẫn sừng sững như một tượng đài ở nước Nga.

Bất chấp những áp lực khổng lồ liên tục gắn với kỳ vọng của phương Tây về sự sụp đổ của nền kinh tế Nga, Liên bang Nga đã trở thành trung tâm tái tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu và nguồn tài chính của họ.

Nền kinh tế Nga vẫn đang phát triển vững chắc, bất chấp lời hứa của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 3 năm 2022 là sẽ khiến kinh tế Nga suy giảm một nửa.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga đã cho thấy sự kém hiệu quả của chúng, vì Liên bang Nga có quyền tiếp cận khối lượng nhập khẩu không giới hạn từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác, trực tiếp hoặc thông qua các bên trung gian, bao gồm UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, ngành công nghiệp quốc phòng Nga hiện sản xuất đạn pháo nhiều gấp 4-7 lần Ukraine, vượt trội cả tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ của phương Tây.

Ngoài ra, Moscow còn có một kho dự trữ bom hủy diệt khổng lồ, được trang bị các hệ thống hiệu chỉnh (dẫn đường và lập kế hoạch) giá rẻ, giúp đưa các loại đạn không điều khiển đến mục tiêu một cách chính xác, tận dụng tốt kho dự trữ bom đạn khổng lồ từ thời Liên Xô.

Một vấn đề trọng yếu khác là dân số Liên bang Nga đông hơn Ukraine gấp 5 lần, trong khi phương Tây sẽ không bao giờ hy sinh xương máu cho Kiev. Đây là yếu tố tiên quyết giúp Moscow giành chiến thắng trong cuộc đối đầu tiêu hao quân sự với Ukraine và khối NATO.

Với những ưu thế vượt trội như trên, Asia Times dự đoán rằng, Moscow sẽ giành chiến thắng trước Kiev và các đồng minh phương Tây trong cuộc chiến ở Ukraine và địa vị của Washington ở Tây Âu sẽ suy giảm nghiêm trọng, những tác động tiêu cực giáng vào vị thế toàn cầu của Mỹ sẽ rất nặng nề.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ