Nga thắng lớn trong cuộc chiến giá dầu?

Nga thắng lớn trong cuộc chiến giá dầu?

Khi ấy, không ít các nhà phân tích cho rằng Moskva đã đi nước cờ mạo hiểm. Tuy nhiên, người Nga đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc chiến này và giờ đây, thị phần của họ trên thị trường dầu mỏ thế giới chắc chắn sẽ tăng.

Không ít các nhà phân tích cho rằng, khởi xướng cuộc chiến giá dầu, Nga muốn nhằm vào Mỹ. Thật bất công khi Nga và các nước OPEC+ (Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh) phải cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, trong khi các công ty dầu mỏ của Mỹ không bị ràng buộc bởi thỏa thuận này mà thoải mái gia tăng sản lượng khai thác và giành giật thị trường của các quốc gia sản xuất dầu mỏ còn lại. Nên nhớ, chỉ sau 10 năm, công nghệ dầu đá phiến đã đưa Mỹ trở thành cường quốc xuất khẩu dầu số 1 của thế giới, vượt cả Ả-rập Xê-út và Nga.

Chưa hết, Mỹ gia tăng các đòn trừng phạt đối với Nga, đặc biệt là Dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, khiến người Nga nổi giận. Cuộc chiến đã đẩy giá dầu xuống 20 USD, thậm chí có lúc xuống 10 USD/thùng. Mục tiêu lớn nhất của Moskva là bóp chết ngành sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ. Một phép tính thật đơn giản: Chỉ cần giá dầu được duy trì ở mức dưới 40 USD/thùng trong vòng nửa năm, ngành sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tự động phải giải thể vì lỗ.

Ngày 20/4 đã đi vào lịch sử của ngành sản xuất dầu mỏ thế giới khi giá dầu WTI (dầu ngọt nhẹ chủ yếu ở bang Texas, Bắc Dakota và Louisiana) của Mỹ chốt phiên giao dịch trên sàn chứng khoán hàng hóa New York (NYMEX) cho tháng 5 rớt xuống -37,63 USD/thùng. Không chỉ giá dầu giao hàng vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 sụp đổ, mà giá dầu được giao vào tháng 6 và tháng 7 cũng lao dốc.

Trong bối cảnh ấy, các công ty dầu mỏ Texas buộc phải cắt giảm kinh doanh. Parsley Energy đã đóng cửa 150 giếng dầu, Continental Resources đã cắt giảm sản lượng xuống 1/3 và Texland Oil đã ngừng sản xuất hoàn toàn. Whiting - công ty khai thác dầu đá phiến lớn đầu tiên phá sản trong tháng Tư này. Ngành công nghiệp sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đang rơi tự do. Theo dự báo của Đối tác Năng lượng Pickering của Mỹ, gần 40% các công ty dầu khí của Mỹ trong năm nay sẽ đứng bên bờ vực phá sản.

Tờ Financial Post của Canada viết: “Ai là người chiến thắng? Sản lượng dầu giảm ở Bắc Mỹ có thể cao gấp 5 lần so với ở các nước OPEC... Các nhà sản xuất dầu ở Bắc Mỹ bị nghiền nát... Người Nga và Saudis dường như đang chiến thắng trong cuộc chiến giành thị phần…”.

Trước thực trạng bi đát này, Tổng thống Donald Trump hứa sẽ trợ giúp các công ty đá phiến, nhưng ông phải bó tay trước các đối thủ chính trị của mình tại Quốc hội. Thậm chí, một số đối thủ của ông Trump còn công khai ăn mừng trước sự sa thải hàng loạt của công nhân dầu mỏ và sự sụp đổ của giá dầu.

Tất nhiên, giá dầu lao dốc một phần do dịch bệnh Covid-19. Điều dễ hiểu rằng dịch bệnh rồi cũng qua đi, giá dầu sẽ tăng, tuy nhiên, đến thời điểm này, như các nguồn tin phương Tây nhận định, phần lớn các nhà sản xuất dầu ở Mỹ và Canada đơn giản là sẽ không tồn tại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.