Nga sẽ tìm cách cứu Hiệp ước Bầu trời mở sau khi Mỹ rút lui

GD&TĐ - Trên trang Twitter, Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà trắng đã chính thức xác nhận Mỹ không còn là một bên của Hiệp ước Bầu trời mở.

Máy bay Mỹ USAF Boeing OC-135B
Máy bay Mỹ USAF Boeing OC-135B

“Hôm nay đánh dấu 6 tháng kể từ khi Mỹ đệ trình thông báo rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Chúng tôi giờ không còn là một bên của hiệp ước mà Nga đã vi phạm một cách rõ ràng trong nhiều năm. TT Trump không bao giờ ngưng đặt nước Mỹ lên trên hết bằng cách rút Mỹ khỏi các hiệp ước và thỏa thuận lỗi thời mang lại lợi ích cho đối thủ của chúng ta nhưng phải trả giá bằng an ninh quốc gia của chúng ta” - Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien nói.

Mỹ chính thức tuyên bố ý định từ bỏ Hiệp ước Bầu trời mở vào ngày 22/5, cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước và sử dụng hình ảnh thu được trong các chuyến bay để hỗ trợ học thuyết nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự quan trọng của Mỹ và châu Âu bằng các loạt đạn dược dẫn đường chính xác. Nga bác bỏ các cáo buộc này và cho rằng lý do thực sự dẫn đến quyết định của Mỹ là khoảng cách năng lực từ 6 đến 7 năm của Washington trong các công nghệ liên quan đến hiệp ước.

Hôm qua (22/11), Bộ Ngoại giao Nga gọi việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở là “không thể chấp nhận được” và cho biết sẽ tìm cách cứu Hiệp ước Bầu trời mở cùng với các đồng minh NATO của Mỹ, cũng như Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Ukraine và một số quốc gia khác là thành viên còn lại. Nga nói rằng sẽ tìm cách đảm bảo chắc chắn rằng các quốc gia còn lại trong hiệp ước sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ. Thứ nhất là đảm bảo không có rào cản trong việc quan sát lãnh thổ của họ và thứ 2, đảm bảo hình ảnh từ các chuyến bay do thám không được chuyển giao cho các nước thứ 3 không ký kết thỏa thuận.

Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 ngay sau Chiến tranh Lạnh và bắt đầu hoạt động từ năm 2002. Theo đó cho phép các bên tham gia thu thập thông tin hợp pháp về lực lượng và hoạt động quân sự của nhau thông qua các máy bay được thiết kế và đánh dấu đặc biệt. Theo quy định, các chuyến bay của Nga và NATO được thực hiện qua lại.

Theo Sputnik/RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.