Theo đó, 30 trường ĐH sẽ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước chứ không phải 21 trường như hiện tại.
Tăng tính cạnh tranh
Bà Golikova là Chủ tịch của Hội đồng Nâng cao Năng lực cạnh tranh của các trường đại học hàng đầu của Nga. Đây là cơ quan quản trị chính và có kế hoạch lựa chọn các trường đại học tham gia vào Dự án 5-100 vào năm 2020.
Lượng tài chính chi cho việc thực hiện chương trình này trong thời gian từ năm 2021 - 2024 sẽ lên tới 58 tỉ Rub (898 triệu USD).
Theo kế hoạch, tới năm 2024, ít nhất Nga sẽ ở trong top 10 quốc gia có các trường đại học được xếp hạng trong top 500 trường tốt nhất toàn cầu.
Quyết định trên được đưa ra để đáp lại lời kêu gọi hồi năm ngoái từ các thành viên của Hiệp hội các trường đại học toàn cầu - một hiệp hội công liên kết các trường đại học hàng đầu của Nga.
Theo đó, Dự án 5-100 nên được mở rộng hơn, bao gồm các trường đại học chuyên đào tạo các lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông, công nghệ sinh học, y học lâm sàng, nghiên cứu đô thị và truyền thông.
Theo Hiệu trưởng Yaroslav Kuzminov của Đại học Kinh tế Quốc gia – một trong những trường đại học danh tiếng nhất của Nga và là nhân vật chủ chốt đứng sau lời kêu gọi trên, việc này sẽ giúp các trường ĐH Nga có tính cạnh tranh hơn trong một số lĩnh vực trọng yếu được tính đến trong các bảng xếp hạng toàn cầu mà các trường ĐH Nga đang bị giới hạn.
|
Tăng tốc hiện đại hóa
Theo một tuyên bố trên trang web của Dự án 5-100, 21 trường ĐH đã được hỗ trợ để nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu và vị thế của mình, nói rộng hơn là để các trường “tăng tốc việc hiện đại hóa, phát triển và chuyển đổi nhanh hơn mức trung bình”.
Bên cạnh đó, công việc của dự án được cho là tạo động lực cho sự phát triển của các trường ĐH Nga nói chung.
Đặc biệt, chính phủ đã tạo ra các ưu đãi cho các trường ĐH hàng đầu của Nga nhằm thổi luồng gió mới vào các trường khoa học, tập hợp các nhóm nghiên cứu đa ngành và xây dựng các nhóm đổi mới.
Trong tuyên bố của mình, Dự án 5-10 cho rằng, bước tiếp theo của các trường ĐH là phát triển thành trường nghiên cứu đa chức năng, đa ngành, bền vững, không chỉ có vai trò trong việc phát triển khu vực mà còn cạnh tranh ở thị trường quốc tế.
Hầu hết các trường ĐH Nga đều ủng hộ việc mở rộng dự án bởi tin rằng các trường ĐH trong Dự án 5-100 sẽ phát triển nhanh hơn các trường khác.
Lo ngại chảy máu chất xám
Tuy nhiên, một số chuyên gia hàng đầu của Nga trong lĩnh vực GD bậc cao đã lên tiếng lo ngại rằng việc mở rộng Dự án 5-100 trên có thể tạo điều kiện cho một làn sóng chảy máu chất xám mới.
Tiến sĩ Natalya Y Sklyarova - cố vấn của Hiệu trường ĐHSP quốc gia Moscow - nói rằng GD bậc cao ở Nga đã phát triển theo một cách khác so với Mỹ và Liên minh châu Âu, hầu hết các trường địa phương đều có các chuyên ngành cụ thể.
“Tuy nhiên, Dự án 5 - 100 lại tạo ra những điều kiện để mở rộng mô hình phương Tây vào hệ thống GD bậc cao của Nga do yêu cầu giảng dạy 30% các môn đặc biệt bằng tiếng Anh. Theo quan sát của chúng tôi, điều này tạo ra một cơ hội cho các nhà quan sát khác nhau ở nước ngoài trong việc xác định các nhà khoa học trẻ triển vọng ở các trường ĐH Nga và mời họ đến các trường ĐH và tổ chức khoa học ở phương Tây”, bà nói.