Nga: Hồ nước bốc mùi lưu huỳnh xuất hiện một cách bí ẩn
Hải Yến
GD&TĐ - Một nguồn nước lưu huỳnh ấm vừa được cho là đã xuyên qua lớp băng ở bán đảo Taymyr, hình thành một hồ nước mới ở vùng bắc cực của Nga.
Bán đảo Taymyr
Cư dân ở một ngôi làng trên bán đảo Taymyr của Nga đã khá ngạc nhiên khi họ phát hiện ra một khe nứt có nước ấm chảy ra từ lớp băng gần nơi mình sinh sống – truyền thông Nga cho biết.
Vùng nước này có đường kính khoảng 30 mét và nơi đây phát ra mùi lưu huỳnh khá mạnh.
Các nhân chứng cũng cho biết cảm nhận thấy luồng khí nóng trong khu vực và cho biết hồ nước như đang dần chìm vào lòng đất.
Các nhà khoa học tại Viện Nông nghiệp và Sinh thái Bắc cực Norilsk cho biết khe nứt giống như sản phẩm của nước ngầm và không gây ra mối đe dọa nào tới người dân.
“Cảnh quan thay đổi là một quá trình theo chu kỳ. Mọi thứ thay đổi sau mỗi 100 năm” – một trong những nhà khoa học cho biết.
GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
GD&TĐ - Trở về từ Đại học James Cook, Townsville (Australia), chuyên gia bảo tồn Hoàng Văn Chương chọn cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
GD&TĐ - Nhóm gồm các nhà sinh vật học và nhà tiến hóa từ Trường Đại học Mỹ báo cáo vì sao dơi mang virus gây tỷ lệ tử vong cao hơn khi nhảy sang người.
GD&TĐ - Nhật Bản nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực có các hoạt động địa chấn mạnh trải dài qua Đông Nam Á và vùng lòng chảo Thái Bình Dương.