Nga để 80.000 binh sĩ và nhiều khí tài ở biên giới với Ukraine?

GD&TĐ - Theo các quan chức NATO và Bộ Quốc phòng Mỹ, mặc dù đã tuyên bố sẽ dừng tăng cường quân sự và rút quân khỏi biên giới với Ukraine, Nga vẫn giữ khoảng 80.000 quân ở đây.

Binh sĩ Nga.
Binh sĩ Nga.

Theo tờ New York Times, các quan chức quốc phòng cấp cao ước tính có 80.000 quân Nga vẫn ở biên giới Nga – Ukraine mặc dù một vài nghìn người đã được rút đi. Họ cho rằng mặc dù một số đã rời khỏi biên giới nhưng nhiều đơn vị vẫn để lại xe tải và xe bọc thép. Điều này cho thấy họ có thể quay lại nếu Tổng thống Putin yêu cầu. Đây là sự hiện diện lớn nhất của quân đội Nga tại biên giới Ukraine kể từ khi sáp nhập Crimea năm 2014.

Một quan chức NATO nói với tờ The Wall Street Journal rằng binh sĩ Nga đã rút đi nhưng nhiều vũ khí vẫn ở lại đây. Trong khi đó một quan chức Ukraine cho rằng Tổng thống Putin đang chờ đợi sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine mờ nhạt đi.

Tháng trước, Nga thông báo đã ra lệnh cho quân đội trở về căn cứ trước ngày 1/5 và cho biết quân đội đã hoàn thành các cuộc tập trận gần biên giới.

Mỹ đã áp một số lệnh trừng phạt chống Nga để đáp trả nước này tăng cường quân sự ở biên giới với Ukraine. Moscow đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt của mình đối với các nhà ngoại giao Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/5 cho biết ông hy vọng sẽ gặp người đồng cấp Nga Putin trong chuyến công du châu Âu sắp tới vào tháng 6 khi dự hội nghị thượng đỉnh G7.

Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuần trước thông báo sẽ thăm Ukraine trong tuần này. Dự kiến ông sẽ gặp Tổng thống Zelensky và Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba của Ukraine. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken sẽ “tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine khi đối mặt với hành động gây hấn đang diễn ra của Nga.”

Theo The Hill

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...