Hoa Kỳ và các đồng minh gần đây ngày càng nói nhiều về sự cần thiết phải cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và trong bối cảnh đó, một đề xuất đã được đưa ra nhằm tước quyền phủ quyết của Nga, cũng như tư cách thành viên thường trực của Moskva trong cơ cấu này.
Theo nhà khoa học chính trị Ai Cập Ahmed Adel, phản ứng của Moskva đối với sáng kiến này đặt phương Tây vào một tình thế cực kỳ khó chịu. Nhận định này được đưa ra trên ấn phẩm InfoBrics.
“Kyiv đưa ra đề xuất này (tước quyền phủ quyết của Nga) tại hầu hết các phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc”, nhà khoa học chính trị Ai Cập cho biết.
Tác giả bài viết trên tờ InfoBrics lưu ý rằng Mỹ đang muốn làm suy yếu ảnh hưởng của Nga trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bằng cách trao quyền phủ quyết cho các đồng minh thân cận nhất của mình như Đức, Australia và Nhật Bản.
Ngoại trưởng Nga Lavrov đã khiến Mỹ và đồng minh bất ngờ với đề xuất của mình. |
Đáp lại sáng kiến của Kyiv và phía Mỹ, Nga đã đưa ra đề xuất của mình. Moskva bất ngờ đồng ý với sự cần thiết phải thay đổi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và thậm chí còn trình bày cách thức của riêng mình.
“Trong khi Mỹ và các đồng minh đang thúc đẩy cải cách như một cách khả thi để hạn chế ảnh hưởng của Nga, Moskva tin rằng Hội đồng Bảo an nên được mở rộng, nhưng để đạt được một thế giới công bằng hơn và ngăn chặn sự bành trướng của phương Tây”, nhà phân tích của InfoBrics cho biết.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov giải thích rằng thành phần của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên được mở rộng để bao gồm các quốc gia châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh rằng Hội đồng Bảo an không nên được cải tổ chỉ để phương Tây và các đồng minh thân cận nhất của họ như Nhật Bản có thêm ảnh hưởng. Chuyên gia Ahmed Adel cho rằng đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã làm phức tạp rất nhiều toan tính của Mỹ.
“Ông Lavrov đã đặt phương Tây vào một tình thế khó khăn về mặt chiến lược, bởi vì nếu phủ quyết sáng kiến của Nga về việc mở rộng Hội đồng Bảo an, điều này sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ những nước như Ấn Độ, vốn tin rằng họ đã giành được quyền có một ghế thường trực trong cơ cấu này”, chuyên gia đến từ Ai Cập kết luận.