Nga chưa thể rút hàng chục tỷ USD khỏi ngân hàng Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga chưa rút được tiền từ Ấn Độ sau khi nhận được doanh thu kỷ lục từ hoạt động bán dầu mỏ.

Nga chưa thể rút hàng chục tỷ USD khỏi ngân hàng Ấn Độ

Tốc độ phi đô la hóa của Nga và châu Á đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Do quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ đồng đô la sang tiền tệ nước sở tại, có những khó khăn trong việc thực hiện thanh toán quốc tế.

Lấy ví dụ về Nga và Ấn Độ, rõ ràng là việc nhanh chóng từ chối đồng đô la có thể dẫn đến một số trở ngại kĩ thuật trong quan hệ kinh tế. Vào ngày 5 tháng 5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thông báo về việc tồn dư hàng tỷ rupee trong các ngân hàng Ấn Độ, nhưng Nga chưa thể sử dụng vì khó chuyển đổi chúng sang các loại tiền tệ khác.

Thống kê của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho thấy xuất khẩu sang Nga giảm 11,6% xuống còn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm tài chính 2022 - 2023, trong khi nhập khẩu tăng gần gấp 5 lần lên 41,56 tỷ USD.

Sự gia tăng nhập khẩu có liên quan đến việc các công ty Ấn Độ mua dầu giá rẻ của Nga sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến những sự kiện ở Ukraine.

Công ty phân tích Vortexa Ltd báo cáo, khối lượng xuất khẩu dầu kỷ lục của Nga sang Ấn Độ trong tháng 4 đạt 1,68 triệu thùng mỗi ngày, gấp 6 lần so với một năm trước đó. Tuy nhiên điều này đã dẫn đến những vấn đề khó khăn.

Nga chưa thể thu hồi số tiền lớn đang "mắc kẹt" tại Ấn Độ.

Nga chưa thể thu hồi số tiền lớn đang "mắc kẹt" tại Ấn Độ.

Theo Bloomberg, Nga và Ấn Độ ban đầu lên kế hoạch giao dịch bằng tiền tệ quốc gia sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng Nga và lệnh cấm sử dụng hệ thống SWIFT.

Nhưng do sự biến động của đồng rúp sau khi bùng nổ cuộc xung đột ở Ukraine, hai bên đã từ bỏ kế hoạch tổ chức cơ chế nhập khẩu dầu mỏ dựa trên đồng rúp và đồng rupee.

Do hậu quả của sự mất cân bằng trong thương mại, số tiền bị mắc kẹt đối với Nga có thể lên tới hàng chục tỷ đô la. Tình hình trở nên trầm trọng hơn do thâm hụt thương mại tích lũy cao trong lịch sử của Ấn Độ, làm giảm khả năng thanh toán không dùng tiền mặt với các nước thứ ba, trang Reporter của Nga cho hay.

Những thách thức này chỉ ra sự cần thiết của một cách tiếp cận thấu đáo đối với quá trình phi đô la hóa và chú ý đến thực tế kinh tế, cũng như sự phức tạp của quá trình chuyển đổi sang giao dịch bằng tiền tệ quốc gia.

Việc phi đô la hóa nhanh chóng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn và không lường trước được đối với sự ổn định kinh tế và quan hệ quốc tế. Tuy nhiên làm cách nào để Nga - Ấn Độ giải quyết vấn đề thì vẫn chưa rõ.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.