Nga cảnh báo Phần Lan khi nước này tìm cách xin gia nhập NATO ‘ngay lập tức’

GD&TĐ - Hôm qua (12/5), Moscow cảnh báo Phần Lan sẽ phải đối mặt với hậu quả khi tìm cách xin gia nhập NATO ‘ngay lập tức’.

Liên minh NATO.
Liên minh NATO.

Kế hoạch xin gia nhập NATO của Phần Lan được công bố hôm qua và kỳ vọng rằng Thụy Điển sẽ làm theo, kéo theo sự mở rộng liên minh quân sự phương Tây.

Từ bỏ sự trung lập đã duy trì trong suốt Chiến tranh Lạnh sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất đối với an ninh châu Âu trong nhiều thập kỷ.

Moscow cho biết sẽ đáp trả thông báo của Phần Lan, trong đó có việc sử dụng các biện pháp “quân sự - kỹ thuật” không xác định.

“Helsinki phải nhận thức được trách nhiệm và hậu quả của một động thái như vậy” – Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Các quan chức Nga trước đây đã lên tiếng về các biện pháp tiềm năng, bao gồm việc bố trí các tên lửa trang bị vũ khí hạt nhân trên Biển Baltic.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Phần Lan sẽ được “chào đón nồng nhiệt” và hứa hẹn một quá trình gia nhập “suôn sẻ và nhanh chóng”. Nhà trắng cũng ủng hộ động thái này của Phần Lan.

Đường biên giới dài 1.300 km của Phần Lan sẽ khiến biên giới giữa NATO và Nga tăng lên gấp 2, điều này giúp các lực lượng bảo vệ NATO cách ngoại ô phía bắc của St Peterberg vài giờ lái xe.

“Phần Lan phải nộp đơn xin gia nhập NATO ngay lập tức” – Tổng thống Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin cho biết trong một tuyên bố chung.

Khi được hỏi rằng Phần Lan có khiêu khích Nga bằng cách gia nhập NATO hay không, Thủ tướng Sanna Marin cho rằng Nga đã gây ra điều này.

5 nhà ngoại giao và quan chức nói với Reuters rằng các đồng minh NATO mong muốn 2 nước nhanh chóng được cấp phép trở thành thành viên, mở đường cho việc tăng cường hiện diện quân đội ở khu vực Bắc Âu, nhằm bảo vệ họ trong thời gian phê chuẩn kéo dài 1 năm.

Tổng thống Nga Putin đã viện dẫn khả năng mở rộng của NATO là một trong những lý do chính khiến ông phát động “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2.

NATO tự mô tả mình là một liên minh phòng thủ, được xây dựng dựa trên một hiệp ước tuyên bố rằng một cuộc tấn công vào một thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả, cho phép các đồng minh của Mỹ  bảo vệ sức mạnh siêu cường của Washington bao gồm cả kho vũ khí hạt nhân của họ.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ