Nếu thanh tra làm hết trách nhiệm thì kiểm tra xem cơ quan đó đã chấn chỉnh vi phạm như thế nào?

GD&TĐ - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình dự Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra và 3 năm thi hành Luật Tiếp công dân do Thanh tra Chính phủ tổ chức.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng

Một vướng mắc khác là theo luật thì Thanh tra có quyền trưng cầu giám định nhưng thực hiện thì các cơ quan được trưng cầu hầu như né tránh, không đưa ra kết quả giám định. Thanh tra khi thấy vấn đề cần đánh giá rõ hơn yêu cầu trưng cầu giám định chuyên ngành nhưng trình tự, thủ tục chưa rõ. Có cơ quan trưng cầu lại nói là không đủ năng lực để từ chối giám định.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng nêu rõ, việc tổng kết thi hành Luật Thanh tra 2010 cần chỉ ra những điều chưa hợp lý, bất cập để điều chỉnh, sửa đổi, nhưng quan trọng hơn là định hướng, xây dựng thiết chế thanh tra trong bộ máy nhà nước một cách cho phù hợp.

Hiện nay công tác thanh tra còn nhiều việc bất cập, nhiều việc quan trọng, thiết thực cần làm rõ, có những việc cần làm ngay, đáp ứng mong đợi của người dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Thanh tra trong thời gian tới.

Một trong những vấn đề được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ lưu ý là sau khi đã có kết luận, kiến nghị, yêu cầu xử lý của Thanh tra nhưng không được cơ quan bị thanh tra, người bị thanh tra chấp hành nghiêm.

Một vài năm sau kiểm tra thì báo cáo lại là kiểm điểm nghiêm nhưng không biết kiểm điểm đến đâu, kiểm điểm ai, kiểm điểm như thế nào? Nếu thanh tra làm hết trách nhiệm thì kiểm tra xem cơ quan đó đã chấn chỉnh vi phạm như thế nào, xem xét và xử lý trách nhiệm ra sao?

Về tính độc lập tương đối của Thanh tra, Phó Thủ tướng Thường trực đặt vấn đề nghiên cứu xem có có vấn đề gì cần điều chỉnh lại không? Thực tiễn đã cho thấy hợp lý, đáp ứng tốt hoạt động của Thanh tra chưa? Nội dung này cần tổng kết thực tiễn với nhiều vấn đề đang đặt ra.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, báo cáo cấp có thẩm quyền về mô hình thanh tra trong bộ máy nhà nước…

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP

Chấn chỉnh những tồn tại trong công tác tiếp công dân

Tăng cường tiếp công dân tại cơ sở, giải quyết ngay từ khi mới phát sinh từ cơ sở. Lãnh đạo địa phương phải có trách nhiệm vận động, đối thoại, tìm giải pháp xử lý dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài.

Về Luật Tiếp công dân, theo Phó Thủ tướng Thường trực, đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Thời gian qua, công tác tiếp công dân đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay số đoàn khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài ngày càng gay gắt. Có những vụ việc kéo dài rất lâu, chủ yếu liên quan đến thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Khi xem lại thì thấy trước đây có những trường hợp giải quyết chưa thấu đáo, chưa hợp tình hợp lý, không đúng căn cứ pháp luật như việc thu hồi đất vượt quá quyết định thu hồi, giờ phải giải quyết đền bù cho dân.

Phó Thủ tướng nêu rõ, để chấn chỉnh những tồn tại trong công tác tiếp công dân cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, cần đánh giá, thảo luận kỹ những quy định của Luật Tiếp công dân hiện nay để khắc phục những hạn chế, bất cập. Người tiếp công dân phải là người có thẩm quyền nhất định để giải quyết, còn nếu chỉ là người chuyển đơn, ghi nhận, báo cáo lại thì càng gây bức xúc cho người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ