Nếu muốn hạnh phúc thực sự, bạn phải bỏ 7 thói quen tồi tệ này ngay

Một khi hiểu được cách bạn đang giết chết hạnh phúc của mình, hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ những thói quen xấu.

Nếu muốn hạnh phúc thực sự, bạn phải bỏ 7 thói quen tồi tệ này ngay

Nếu đang có những thói quen này, bạn đã tự làm cho mình khổ sở mà không thể nào có được hạnh phúc thực sự.

Thay vì chịu đựng cảm giác khổ sở bởi những thói quen tưởng chừng như vô hại, bạn hãy tìm cách để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt để tìm thấy hạnh phúc thật sự cho mình.

1. Sống trong quá khứ

Đừng để mình bị mắc kẹt trong quá khứ mà bỏ qua tất cả những cơ hội đáng trân trọng của hiện tại.

Có thể càng nhìn lại những gì mình đã có bạn sẽ càng cảm thấy xấu hổ về bản thân và hoàn cảnh của mình song không nên như vậy bởi bạn cần nhận ra rằng đã đến lúc để bắt đầu yêu mình vì chính mình là ai ở hiện tại.

Hãy nhìn vào quá khứ yêu quý của bạn và tiếp tục sống vui vẻ từng ngày. Bạn nên nhớ những bài học kinh nghiệm và những kỷ niệm đẹp và hãy chọn sống trong giây lát hồi ức đó mà thôi.

2. Chờ đợi tương lai

Không có gì sai khi chúng ta nhìn về phía trước và lên kế hoạch cho tương lai nhưng nếu bạn cứ nói câu: "Tôi sẽ hạnh phúc khi ..." sẽ khiến bạn không hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Dù bạn đã hoàn thành câu nói trên như thế nào đi chăng nữa thì những phút giây phút chờ đợi tương lai sẽ không mang lại hạnh phúc mà bạn đang muốn tìm kiếm.

Thay vào đó, hãy tập trung vào hạnh phúc hiện tại bởi tương lai là không thể đoán trước.

3. Chống lại sự thay đổi

Thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người. Mặc dù nó có thể đáng sợ với nhiều người song nó lại là một phần tích cực trong cuộc sống của bạn.

Việc bạn phản kháng với sự thay đổi của dòng chảy tất yếu của cuộc sống là không nên. Đừng ngại nắm bắt xu hướng và hoan nghênh những ý tưởng mới bởi đó là cách nhanh nhất để giúp bạn tham gia và biến đổi mọi thứ.

4. Bị công nghệ làm tê liệt

Nếu bạn thường xuyên cắm mặt vào tivi, điện thoại hoặc máy tính sẽ khiến bạn bỏ qua nhiều niềm vui đáng giá xung quanh mình.

Bạn cần tự giải phóng mình khỏi cái bẫy công nghệ bằng cách đặt điện thoại của bạn ra xa và dành thời gian nhiều hơn cho bạn bè và gia đình.

5. Chủ nghĩa bi quan

Chủ nghĩa bi quan làm cho bạn và mọi người xung quanh bạn đau khổ. Sự tiêu cực chỉ góp phần làm bạn tự thương hại bản thân, làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Thành thật mà nói, không ai muốn nghe bạn phàn nàn về cuộc sống của bạn tệ đến mức nào.

Hãy rũ bỏ những điều tiêu cực và tìm kiếm những điều tốt đẹp (cho dù chúng nhỏ đến đâu) quanh mình. Thay đổi thái độ của bạn bằng cách ghi nhớ tất cả mọi thứ không phải có vẻ là xấu và tìm ánh sáng ở cuối đường hầm.

6. Luôn ở nhà vào cuối tuần

Ở nhà cuối tuần thường rất nhàm chán mà có thể bạn không nhận ra điều đó, bởi cuộc sống bên ngoài có rất điều dễ thương và thú vị cần bạn khám phá.

Hãy đứng dậy, đi ra ngoài, mặc quần áo, thử cái gì đó mới và trở thành nhân vật năng động mà bạn luôn muốn. Hãy tự tin để thử thoát khỏi không gian thoải mái của bạn vào một ngày gần nhất và bạn sẽ không phải hối hận.

7. Không ngừng so sánh với người khác

Luôn luôn so sánh bản thân hoặc vợ/chồng mình với người khác chẳng hay ho gì cả. Luôn có một vài cặp vợ chồng ngọt ngào hơn vợ chồng bạn, một phụ nữ dáng đẹp hơn hoặc một người có tài chính tốt, không bao giờ phải cân nhắc cho những chuyến đi tuyệt vời nên hãy ngừng so sánh mà vui vẻ hài lòng với những gì mà mình hiện có.

Rất có thể có ai đó mong muốn, thầm ước họ có được giống như bạn, có được cuộc sống của bạn bởi thường thì mình không biết là mình có may mắn như thế nào.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.