Trong quá trình trưởng thành của con cái, các ông bố luôn đóng một vai trò quan trọng không thể thay thế. Một ông bố tốt có sẽ đem đến cho trẻ những ảnh hưởng tích cực và ngược lại, một ông bố với những tính cách không chuẩn mực sẽ ảnh hưởng xấu đến con cả đời.
Dưới đây là 4 kiểu hành vi mà nếu sở hữu, các ông bố không ít thì nhiều sẽ làm hại cuộc đời con cái trong tay mình cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
1. Người bố nát rượu, nghiện thuốc
Chúng ta đều biết rằng hút thuốc lá thụ động thậm chí còn nguy hiểm hơn hút thuốc lá trực tiếp. Nói vậy sẽ đủ để hiểu khi một ông bố hút thuốc, việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con cái.
Ảnh minh họa
Vì sức khỏe và tương lai của con trẻ, các ông bố nhất định cần phải hạn chế hoặc cai tiệt thuốc lá, tạo cho con một môi trường sống trong phạm vi gia đình lành mạnh, không khói thuốc.
Nếu không thể cái thuốc, chí ít cũng không được hút thuốc gần hoặc trước mặt trẻ.
Còn với những ông bố nát rượu, cứ uống rượu vào là mất kiểm soát lời nói và hành vi, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ con, những hình ảnh này sẽ ám ảnh và lặng lẽ gây ảnh hưởng xấu cho trẻ đến suốt cuộc đời.
2. Người bố không thấu hiểu và yêu thương vợ mình
Tình yêu tốt đẹp nhất mà một người bố có thể cho con, đó chính là yêu thương mẹ của bọn trẻ. Cảm giác an toàn nhất của trẻ chính là nhìn thấy bố mẹ yêu thương nhau, đặc biệt là bố dành tình yêu thật nhiều cho mẹ.
Hơn nữa, hành động của người bố có thể làm thị phạm cho con. Từ nhỏ, con cái đã được học từ bố mẹ thế nào là yêu thương, làm thế nào để yêu thương thì sau này lớn lên, chúng sẽ trở thành những người sống tình cảm với vợ mình, con cái mình.
Nếu có một ông bố luôn yêu thương mẹ mình, đứa trẻ đó là một đứa trẻ may mắn và hạnh phúc. Ảnh minh họa.
Nếu một người bố không thấu hiểu vợ mình dù là chút ít, vì chuyện nhỏ nhặt mà lớn tiếng cãi nhau với vợ, điều này sẽ khiến cho con trẻ sợ hãi, cảm xúc không ổn định. Lâu dần sẽ dễ khiến trẻ xuất hiện vấn đề về hành vi và sự mất cân bằng tâm lý.
Một đứa trẻ nếu thường xuyên nhìn thấy mẹ khóc, nó sẽ muốn dung sự thấu hiểu có hạn của mình để an ủi mẹ, sẽ coi việc làm mẹ vui là trách nhiệm của mình, đảm nhiệm thay vai trò của bố trong gia đình và cùng với đó, nó cũng sẽ sản sinh ra không ít các vấn đề về tâm lý.
3. Người bố chỉ suốt ngày dán mắt vào điện thoại
Điện thoại đã trở thành thứ không thể thiếu của chúng ta trong xã hội hiện nay. Nhưng, nếu một ông bố hết giờ làm về nhà chỉ biết ngồi ì trên ghế, chơi, xem điện thoại, vợ nhờ chăm con thì tìm đủ lý do từ chối, "điện thoại còn thân thiết hơn con" thì xem như ông bố này "vứt đi".
Ảnh minh họa.
Một ông bố luôn chăm chăm cái điện thoại trên tay sẽ dễ dàng lơ là sự tồn tại của con cái bên cạnh. Trẻ sẽ cảm thấy bố chẳng quan tâm gì đến mình, tự nhiên sẽ không muốn nói chuyện hay chia sẻ với bố nữa.
Không chỉ vậy, trẻ cũng sẽ học người lớn chơi điện thoại, điều này không chỉ làm giảm thị lực mà còn khiến khả năng giao tiếp, học hỏi của trẻ giảm đi trông thấy.
4. Người bố không tham gia vào việc dạy con
Rất nhiều gia đình áp dụng mô hình "đàn ông lo việc kiếm tiền, đối ngoại, đàn bà lo việc nhà" mà giao việc dạy con cho người mẹ, các ông bố tuyệt nhiên không động tay vào việc định hướng, giáo dục con.
Thực ra, trong việc dạy trẻ, tuyệt đối không thể thiếu vai trò của người cha, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi.
Việc không được bố kèm cặp dạy bảo từ nhỏ sẽ khiến các bé trai trở nên thiếu dũng khí, mạnh mẽ. Ảnh minh họa.
Nếu trong quá trình trưởng thành của trẻ, mức độ tham gia vào việc dạy con của người bố không cao, những bé trái sẽ dễ thiếu đi chí khí nam nhi, trở nên "yếu đuối", còn các bé gái thì vô hình chung phải đảm nhiệm một phần vai trò của nam giới, mất đi tính yểu điệu thục nữ vốn dĩ thuộc về phái đẹp.
Khi người bố không ở bên cạnh con, trẻ sẽ nghĩ bố không yêu chúng.
Nếu quả thực không có điều kiện gần gũi con, hãy thường xuyên gọi điện, nói chuyện, tâm sự, tìm mọi cách để giao tiếp với trẻ, lắng nghe con và dành lời khen, thể hiện tình yêu với chúng để trẻ biết trong lòng bố luôn có mình.
Cho dù có kiếm tiền giỏi cỡ nào nhưng nếu có 4 hành vi kể trên, các ông bố sẽ đều gây ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ.
Dạy trẻ không nên xem là trách nhiệm của riêng người mẹ. Các ông bố cũng cần phải chia sẻ trách nhiệm, vai trò này để cùng vợ nuôi dạy con trưởng thành!