Nên quy định 'cứng' chi cho phong trào Đoàn, Đội trong trường học

GD&TĐ - Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) đề xuất, nên quy định 'cứng' chi cho phong trào Đoàn, Đội trong trường học.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh) đề nghị làm rõ vấn đề bố trí ngân sách cho phong trào đoàn đội trong nhà trường.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh) đề nghị làm rõ vấn đề bố trí ngân sách cho phong trào đoàn đội trong nhà trường.

Ngày 6/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề về kinh tế tổng hợp, lĩnh vực kinh tế ngành.

Đề cập đến phong trào Đoàn Đội trong nhà trường, đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) chất vấn, nếu phong trào này quan trọng vì sao không bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ.

Ngoài ra, theo đại biểu, mỗi năm nguồn ngân sách để hỗ trợ người dân học nghề, chuyển đổi nghề hoặc dạy nghề cho thanh niên xuất ngũ giải ngân rất ít.

“Theo Bộ trưởng có lãng phí hay không, làm cách nào để giải quyết hiệu quả vấn đề này dù đã nhắc mãi nhưng vẫn tồn tại?” – đại biểu Tô Thị Bích Châu đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trao đổi, phong trào Đoàn Đội nằm trong hoạt động và chương trình dạy học của các nhà trường. Khi các trường lập dự toán mà trực thuộc chính quyền địa phương thì UBND cấp tỉnh quyết định. Nếu các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT thì sẽ được bố trí cho Bộ.

"Chẳng hạn, trong dự toán ngân sách đã được xếp cho phong trào đoàn đội chưa, đây là định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành. Nghĩa là thuộc trách nhiệm của Bộ GD&ĐT. Khi có nhu cầu thì chúng tôi sẽ bố trí đủ vốn” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Về vấn đề học nghề cho quân nhân giải ngũ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, việc này liên quan đến Tổng cục dạy nghề phối hợp với các đơn vị quân đội và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ trả lời sâu hơn về vấn đề này. “Đối với kinh phí theo dự toán, chúng tôi bố trí đầy đủ theo đúng nhu cầu mà các bộ, ngành đã gửi lên”- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định.

Sau phần trả lời của người đứng đầu Bộ Tài chính, đại biểu Tô Thị Bích Châu tranh luận vì thấy chưa hài lòng. Theo đại biểu, dự toán chi đối với các phong trào Đoàn Đội cũng là do dự toán hàng năm đối với cơ sở, đơn vị, địa phương có Hội đồng nhân dân.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị không có Hội đồng nhân dân và dự toán này cũng tùy thuộc vào cảm tính của cán bộ ngành tài chính cho chi hay không để bố trí ngân sách.

Toàn cảnh Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn ngày 6/11.

Toàn cảnh Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn ngày 6/11.

Đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh đề nghị, nên có quy định “cứng” của ngành Tài chính từ Trung ương để tất cả các trường, sở, địa phương để có cơ sở chi cho phong trào Đoàn Đội; bởi nhiệm vụ này quan trọng.

Chúng ta muốn có một lực lượng kế thừa vừa hồng, vừa chuyên mà phong trào chỉ mang tính hình thức bằng nguồn xã hội hóa, với địa phương khó khăn, biên giới, hải đảo làm sao có thể xã hội hóa cho phong trào đoàn, đội xây dựng nguồn lực mạnh được.

Cho nên, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ liên quan đề nghị đưa vào quy định chi từ nguồn ngân sách địa phương cho phong trào Đoàn Đội thật sự chất lượng và không mang tính hình thức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.