'Nền kinh tế Mỹ trở thành mối nguy hiểm cho toàn thế giới'

GD&TĐ - Nền kinh tế Mỹ có tác động lớn đến toàn thế giới, bởi vậy sẽ xảy ra nhiều sóng gió nếu các chính sách phát triển của Washington tồn tại vấn đề.

'Nền kinh tế Mỹ trở thành mối nguy hiểm cho toàn thế giới'

"Nếu chúng ta cho rằng sự thận trọng là một đức tính tốt thì ngân sách hiện đại của Mỹ là biểu hiện của thói xấu", đây là quan điểm được các chuyên gia của tạp chí Economist đưa ra.

Theo ghi nhận trong 12 tháng qua, chính phủ liên bang đã chi tới 2.000 tỷ đô la, tương đương 7,2% GDP, nhiều hơn số tiền thu được từ thuế trong cùng thời kỳ.

Thông thường những khoản thâm hụt lớn như vậy là kết quả của một cuộc suy thoái và các biện pháp kích thích đi kèm.

Bất chấp chỉ số kinh tế và việc làm có vẻ tốt, việc vay nợ của chính phủ vẫn diễn ra thường xuyên, làm tăng thêm khoản nợ vốn đã không bền vững.

Tờ Economist viết rằng nợ ròng của Mỹ có thể lên tới 100% GDP vào năm tới, tăng khoảng 40% trong thập kỷ.

Trong khi lãi suất gần bằng 0 từng khiến các khoản nợ lớn có thể chi trả được thì ngày nay chúng ở mức cao, buộc chính phủ phải chi nhiều hơn cho việc trả nợ hơn là cho quốc phòng.

Vì sao điều đó lại xảy ra? Một số chuyên gia nhận xét, tình hình đã rơi vào khủng hoảng bởi chi phí của tất cả các cuộc chiến tranh mà Mỹ can dự, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch, chương trình cắt giảm thuế không bền vững và tham vọng kích thích kinh tế - các yếu tố đều đến cùng một lúc.

Cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều nói suông về trách nhiệm tài chính, nhưng hồ sơ theo dõi của mỗi đảng cầm quyền lại cho thấy họ vứt bỏ sự thận trọng khi thực hiện chi tiêu bổ sung hoặc cắt giảm thuế vì mục đích dân túy.

Kinh tế Mỹ đang đối diện nhiều thách thức lớn.

Kinh tế Mỹ đang đối diện nhiều thách thức lớn.

Quyết định kinh tế quan trọng nhất mà tổng thống tiếp theo sẽ phải đối mặt sẽ là nên duy trì hay loại bỏ khoản thuế khổng lồ, vốn chỉ làm xấu đi quỹ đạo tài chính tồi tệ của nước Mỹ.

Nếu không có những thay đổi, tình hình ở nền kinh tế lớn nhất thế giới - nơi phát hành đồng tiền dự trữ toàn cầu, sẽ gây ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng tình hình hiện đã nguy hiểm đối với nền kinh tế lớn nhất hành tinh. Cần lưu ý rằng sẽ không thể tách rời Hoa Kỳ khỏi các hệ thống tài chính khác, vì vậy lối thoát duy nhất là giải quyết được vấn đề ở chính nước Mỹ.

Chỉ số lạm phát tại Mỹ có thể về mức mục tiêu 2% mà FED đưa ra vào thời điểm cuối năm 2024.

Theo Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.