NATO: Tấn công vào không gian là một hành động chiến tranh
Hải Yến
GD&TĐ - NATO coi không gian ngày càng quan trọng đối với sứ mệnh của mình và lo ngại những kẻ thù tiềm tàng có thể tìm cách làm tổn hại đến tài sản trên quỹ đạo của họ
NATO coi không gian ngày càng quan trọng đối với sứ mệnh của mình.
NATO tuyên bố nội dung trên và cho biết một cuộc tấn công vào không gian là một hành động chiến tranh.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu đã công bố chính thức Chính sách không gian bao trùm vào hôm qua (17/1) và tuyên bố không gian “ngày càng quan trọng” đối với an ninh và sự thịnh vượng của các thành viên. NATO cũng bày tỏ lo ngại rằng các tổ chức khác có thể sử dụng không gian để thể hiện sức mạnh và theo dõi các hoạt động của liên minh này trong thời gian xảy ra xung đột nhằm “làm phức tạp” phản ứng của khối hoặc “phủ nhận hay làm suy giảm” khả năng của khối.
Một mối quan tâm khác của NATO là các khả năng không gian có thể bị ảnh hưởng theo cách “gây tổn hại hoặc phá vỡ đời sóng kinh tế hoặc đời sống cộng đồng” nhưng ở “dưới ngưỡng đe dọa vũ lực, sử dụng vũ lực, tấn công vũ trang hoặc gây hấn”.
Những mối đe dọa này bao gồm từ gây nhiễu và tấn công mạng đến “khả năng động học cao cấp tạo ra các tác động không thể đảo ngược và có thể dẫn đến tác động lâu dài và đáng kể đến môi trường không gian”, chẳng hạn như các mảnh vỡ không gian.
NATO định nghĩa không gian là “một môi trường toàn cầu cố hữu” để ngay khi liên minh này không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, các tài sản không gian của họ vẫn có thể bị coi là rủi ro.
Chính sách trên đề cập rõ đến thông cáo từ Hội nghị Thượng đỉnh Brussels năm 2021, trong đó nói rằng các mối đe dọa không gian như vậy “có thể dẫn đến việc viện dẫn Điều 5” – điều khoản bảo vệ lẫn nhau của NATO. Tuy nhiên, quyết định như vậy sẽ được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp – chính sách trên cho biết.
GD&TĐ - Đây là nơi được sách kỷ lục Guinness công nhận danh hiệu khách sạn lâu đời nhất thế giới. Hơn 1.000 năm, con số không hề nhỏ đối với bất kỳ công trình kiến trúc nào bởi tác động của nhiều yếu tố.
GD&TĐ - Hôm nay (26/6), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã dùng vũ khí chính xác cao và tên lửa Kalibr để tấn công vào các trung tâm huấn luyện của quân đội Ukraine ở vùng Chernihiv Zhytomyr và Lviv.
GD&TĐ - Chất lượng sống của Việt Nam cải thiện đáng kể sau khi tăng 39 bậc trong bảng xếp hạng về chất lượng cuộc sống toàn cầu năm 2021 của Tạp chí thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ).
GD&TĐ - Hôm nay (26/6), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chào mừng các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nền dân chủ giàu có (G7) dự Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày ở Bavaria Alps. Hội nghị dành nhiều thời gian nói về cuộc chiến ở Ukraine và những hậu quả sâu rộng của nó.
GD&TĐ - Ukraine có thể hy vọng được gia nhập EU không sớm hơn năm 2029 – một quan chức cấp cao của chính phủ Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu cho hay.
GD&TĐ - Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nêu một lý do có thể khiến ông từ chức. Nói với đài BBC hôm qua (25/6), ông John cho biết bất kỳ quyết định nào của nội các mang nghĩa ‘bỏ rơi’ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga sẽ khiến ông ‘ra đi’.
GD&TĐ - Ủy ban châu Âu đã chuẩn bị một văn bản cho phép Nga vận chuyển hàng hóa bị cấm vận đến Kaliningrad qua Lithuania (Litva) – thành viên nghị viện châu Âu từ Lithuania Petras Auštrevičius tuyên bố trên trang Facebook của mình.
GD&TĐ - Tổng giám đốc Tập đoàn Vũ trụ Roscosmos của Nga Dmitry Rogozin cho biết các doanh nghiệp của họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Sarmat và trung đoàn đầu tiên sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trước cuối năm nay tại lãnh thổ Krasnoyarsk.
GD&TĐ - Cảnh sát Na Uy đã tiến hành một cuộc điều tra khủng bố về vụ xả súng khiến 2 người chết và nhiều người bị thương tại trung tâm thành phố Oslo vào sáng sớm hôm nay (25/6).
Hôm 24/6, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với tờ Der Spiegel rằng nước này có thể bị buộc phải đóng cửa toàn bộ các lĩnh vực công nghiệp nếu tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên toàn quốc xảy ra.
Hệ thống phòng không Buk đang thực hiện một cuộc tấn công vào một mục tiêu không xác định nhưng nó đã bất ngờ quay đầu, tự giáng đòn vào vị trí của mình – hãng tin Avia.pro cho biết hôm qua (24/6).
GD&TĐ - Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) qua video trực tuyến hôm nay (23/6).
GD&TĐ - Hôm qua (25/6), tại cuộc gặp với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tại St.Petersburg, Tổng thống Nga Putin cho biết Mỹ đã triển khai 200 đầu đạn chiến thuật hạt nhân của NATO trên lãnh thổ các quốc gia châu Âu.
GD&TĐ - Ấn Độ đã đưa ra động thái đầy bất ngờ bằng việc cấm xuất khẩu lúa mì vào ngày 13/5. Quyết định được đưa ra nhằm “quản lý an ninh lương thực chung của đất nước và hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương khác”.
GD&TĐ - Các quốc gia phương Tây đang cố tình khuấy động căng thẳng liên quan đến xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine – Tổng thống Nga Putin cho biết hôm 24/6 tại hội nghị BRICS.