NATO điều khiển từ xa các bệ phóng tên lửa tại Ukraine?

GD&TĐ - Phía Nga cho rằng các bệ phóng tên lửa của NATO trên đất Ukraine vẫn được Liên minh kiểm soát một cách chặt chẽ.

NATO điều khiển từ xa các bệ phóng tên lửa tại Ukraine?

Phóng viên quân sự người Nga Alexander Sladkov nhớ lại sự việc năm ngoái ở vùng Bryansk, khi lực lượng Vệ binh Nga đánh bại một nhóm tác chiến của Tổng cục Tình báo thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Các chiến binh bị bắt cho biết nhiệm vụ của họ là lắp đặt các máy bay không người lái cảm tử đã được nạp đạn và ngụy trang gần một mục tiêu cụ thể.

Giới phân tích cho rằng những chiếc UAV nói trên sẽ được kích hoạt theo tín hiệu từ Bộ Tư lệnh không gian của NATO trong vài ngày và sau đó được hướng đến các mục tiêu đã định của chúng.

Vũ khí NATO giao cho Kyiv có thể được điều khiển từ cách đó rất xa?

Vũ khí NATO giao cho Kyiv có thể được điều khiển từ cách đó rất xa?

Chuyên gia Sladkov lưu ý rằng trường hợp này cho thấy khả năng điều khiển từ xa các bệ phóng tên lửa và máy bay không người lái ở Ukraine từ những quốc gia khác, thậm chí có thể từ các lục địa khác.

Ông Sladkov cho rằng các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga đang được thực hiện không theo kế hoạch của Lực lượng Vũ trang Ukraine, mà theo kế hoạch được phát triển tại Washington hoặc London.

Điều này dẫn đến kết luận rằng các chuyên gia Mỹ, không bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ chính thức của NATO, họ có thể điều khiển các bệ phóng tên lửa được cung cấp cho Kyiv và tiến hành những cuộc tấn công chống lại Nga, trong khi trách nhiệm chính thức được giao cho Ukraine.

Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng tuyên bố của phóng viên Sladkov là xa vời và không liên quan gì đến thực tế.

Theo các chuyên gia, việc điều khiển tự động các hệ thống như vậy sẽ tốn kém hơn nhiều do phải xây dựng hạ tầng phức tạp và chẳng có ích lợi gì lớn.

Binh sĩ Nga triển khai máy bay không người lái trinh sát Orlan-10.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thông báo mời nộp báo giá

Thông báo mời nộp báo giá

GD&TĐ - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin về việc mời nộp báo giá khám sức khỏe định kỳ năm 2024.

Uống trà đều đặn được xem là góp phần kéo dài tuổi thọ.

Uống trà làm chậm quá trình lão hóa

GD&TĐ - Tạp chí The Lancet Regional Health, nghiên cứu cho biết, thường xuyên uống trà có thể góp phần tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Công nghệ biến CO2 thành protein có thể giải quyết các thách thức toàn cầu quan trọng như bảo tồn môi trường, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng.

Biến CO2 thành protein

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Đức đang nghiên cứu để biến CO2 thành protein và vitamin, hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo.