NATO đau đầu nhìn tên lửa hành trình tấn công Ukraine

GD&TĐ - NATO đã nhận thấy cần nâng cao năng lực phòng không trước màn thể hiện sức mạnh ấn tượng của tên lửa hành trình Nga tại Ukraine.

NATO đau đầu nhìn tên lửa hành trình tấn công Ukraine

Tên lửa hành trình và máy bay không người lái của Nga đã buộc NATO phải tăng cường khả năng phòng không. Nhận định trên được đưa ra bởi ấn bản Bloomberg của Mỹ, trích dẫn lời Phó Tư lệnh Bộ chỉ huy không quân hỗn hợp NATO - Tướng Johnny Stringer.

Hiện tại, NATO đã bắt đầu suy nghĩ về cách tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không nhằm đối phó với các mối đe dọa như máy bay không người lái và tên lửa hành trình mà Nga sử dụng ở Ukraine.

Ông Johnny Stringer cho biết trong thập kỷ qua, các vấn đề đối với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã tăng lên khi Nga có thể cung cấp cho quân đội của mình hàng nghìn máy bay không người lái chiến đấu, bên cạnh đó là sự phổ biến của tên lửa hành trình và cả tên lửa siêu thanh.

Tướng Stringer nhấn mạnh: “Liên minh quân sự phải nâng cấp khả năng phòng không của mình, từ radar và hệ thống cảnh báo sớm nói chung, cho đến tên lửa đánh chặn, điều này phản ánh mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt".

Vị chỉ huy nói thêm rằng điều này sẽ vẫn được cân nhắc vì hiện tại, Nga đang sử dụng tên lửa hành trình tấn công những cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine: “NATO đã xem xét tình hình hiện tại sẽ diễn biến như thế nào và khả năng phát triển những kịch bản trong tương lai là gì”.

Máy bay không người lái cảm tử Shahed-136 do Iran sản xuất đã được Nga sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine

Máy bay không người lái cảm tử Shahed-136 do Iran sản xuất đã được Nga sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine

Máy bay không người lái và tên lửa Nga đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng trên đất Ukraine trong những tuần gần đây, làm tê liệt nguồn cung cấp năng lượng của nước này. Trước thực tế trên, NATO lo lắng và vội vàng triển khai càng nhiều hệ thống phòng không cũng như phòng thủ tên lửa càng tốt.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Liên minh quân sự NATO đã hành động một cách khá thực chất khi triển khai các hệ thống Patriot của Đức và Hà Lan ở Slovakia, cũng như bố trí tổ hợp phòng không SAMP/T của Pháp ở Romania.

Bây giờ Đức cũng đang gửi các tổ hợp Patriot tới Ba Lan. Tất cả điều này phù hợp với việc tái cấu trúc rộng rãi mạng lưới phòng thủ của khối quân sự lớn nhất thế giới, nhằm sẵn sàng trước các hành động có thể xảy ra từ Liên bang Nga.

“Đặc biệt, UAV có thể là một vấn đề đối với các hệ thống phòng không, bởi vì chúng có xu hướng bay thấp và khó bị phát hiện", Tướng Stringer cho biết và nhấn mạnh: "Vũ khí được sử dụng để tiêu diệt chúng thường có giá thành đắt hơn bản thân máy bay không người lái, làm tăng thêm chi phí tiến hành chiến tranh, mặc dù điều này phụ thuộc vào hệ thống phòng thủ được sử dụng".

Theo Bloomberg

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ