Theo RIA, đã xuất hiện thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden bật đèn xanh cho Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất, đưa cuộc xung đột đến sự leo thang mới.
Các quan chức Nhà Trắng khẳng định chính sách mới của Washington chỉ liên quan đến cái mà họ gọi là "hành động tự vệ" của quân đội Ukraine đang tiếp tục rút lui.
Trước đó, các quốc gia thành viên NATO khác, trong đó có Anh, Pháp và Thụy Điển, đã đồng ý cho chính quyền Tổng thống Zelensky sử dụng hệ thống vũ khí của họ để tấn công Nga.
Ukraine và các đồng minh phương Tây tin rằng họ có thể giành được lợi thế trước Nga bằng cách giới hạn hoạt động quân sự đặc biệt của họ trong lãnh thổ Ukraine, cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Mỹ Scott Ritter nói với thông tấn Nga.
Tình huống này cho phép Ukraine huấn luyện quân đội của mình ở các quốc gia láng giềng NATO và nhận vũ khí cũng như các thiết bị khác từ các trung tâm của liên minh, không biến chúng thành mục tiêu hợp pháp của Nga.
Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự, mọi thứ có thể thay đổi mạnh mẽ một khi tên lửa cấp NATO bắt đầu bay vào lãnh thổ Nga với sự chấp thuận của các nước phương Tây.
Ông Ritter cho biết: "Pháp hiện đang cho phép Ukraine sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên không SCALP nhằm vào các mục tiêu bên trong Nga.
Bây giờ Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố đó chỉ là mục tiêu quân sự, sẽ không tấn công bất kỳ cơ sở hạ tầng dân sự nào, nhưng thực tế là, khi tên lửa Scalp của Pháp được sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, thì đây không phải Ukraine tự bảo vệ mình mà là Pháp tấn công Nga", ông nói.
Chuyên gia quân sự chỉ ra rằng có một thực tế được chấp nhận rộng rãi là người Ukraine thiếu khả năng lập trình trước tên lửa SCALP tầm xa được trang bị đầu đạn thông thường. Vì vậy, cần có các kỹ thuật viên người Pháp thực hiện nhiệm vụ này.
Câu hỏi đặt ra là: họ sẽ lấy dữ liệu nhắm mục tiêu ở đâu? Theo ông Ritter, quân đội Pháp dựa vào mạng lưới vệ tinh Syracuse để truyền tải thông tin cần thiết cho tên lửa SCALP.
"Điểm mấu chốt là trinh sát không gian của Pháp đang thu thập thông tin và truyền thông tin đến những người lập trình SCALP. Các nhà điều hành Pháp, sử dụng hệ thống liên lạc của Pháp để truyền dữ liệu do vệ tinh tình báo Pháp thu thập. Đây là Pháp đang tấn công. Ai chọn mục tiêu? Ukraine. Không phải", chuyên gia Mỹ nói.
Ông Ritter nhấn mạnh thực tế là Moscow gần đây đã ra tín hiệu rằng họ biết rõ ai vận hành tên lửa tầm xa cấp NATO và ai cung cấp hoạt động trinh sát và liên lạc.
"Tổng thống Nga Vladimir Putin biết rằng không phải trinh sát không gian của Ukraine, không phải thông tin liên lạc của Ukraine, không phải kỹ thuật viên Ukraine đang thực hiện việc nhắm mục tiêu. Đó là người Pháp, là người Đức. Đó là người Anh. Đó là người Mỹ.
Và do đó, nếu những tên lửa này, những hệ thống vũ khí hiện đang được các quốc gia phương Tây tương ứng bật đèn xanh, được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong Nga, thì đây không còn là việc Ukraine tự bảo vệ mình nữa mà là việc NATO tấn công Nga", ông Ritter nói.
Chuyên gia quân sự tiếp tục đặt ra câu hỏi là Nga sẽ phản ứng như thế nào trước những cuộc tấn công này. Theo các quốc gia thành viên NATO, họ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí chống lại Nga với tư cách là các quốc gia có chủ quyền chứ không phải với tư cách là một khối quân sự.
Theo chuyên gia Ritter, điều này rõ ràng có nghĩa là họ mời các cuộc tấn công trả đũa của Nga vào lãnh thổ tương ứng của họ và sẽ không viện dẫn Điều 5, quy định về phòng thủ tập thể của các quốc gia thành viên NATO. Ông nhấn mạnh: "Bởi vì nếu họ làm điều đó thì rõ ràng đây là cuộc đối đầu của NATO chống lại Nga".
"Nếu NATO chọn đáp trả bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bổ sung chống lại Nga thì đây sẽ là một cuộc tấn công tổng lực của NATO chống lại Nga. Và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói rõ rằng phản ứng của Nga sẽ là phản ứng hạt nhân.
Và điều này sẽ dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân chung và ngày tận thế cận kề. Đó không phải là vấn đề giúp đỡ Ukraine tự bảo vệ mình. Đây là một kế hoạch lớn hơn của phương Tây, của NATO và của Mỹ nhằm đánh bại Nga về mặt chiến lược", chuyên gia Mỹ nói.
Theo nhà phân tích quân sự, vấn đề lớn của phương Tây là họ đã hoàn toàn hiểu sai về Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột và coi những lời kêu gọi đối thoại và giải quyết bằng đàm phán của Moscow là một dấu hiệu của sự yếu kém.
"Vì vậy, quyết tâm chung của phương Tây là họ tiếp tục gây áp lực với Nga, gia tăng áp lực để Nga sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt như gấp một quân bài, chạy đến bàn hòa bình và chấm dứt cuộc xung đột. Điều đó sẽ không xảy ra. Đây là việc hiểu sai về tình hình của phương Tây.
Và vì vậy, phương Tây bây giờ sẽ tấn công Nga, cố gắng gây áp lực buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán hòa bình. Nếu phương Tây làm vậy sẽ khiến thế giới đến gần với ngày tận thế. Đây không phải là một trò đùa. Đây là ngày tận thế của toàn nhân loại", ông Ritter cảnh báo.