Nắng nóng 'thiêu đốt' châu Âu

GD&TĐ -Châu Âu vốn được biết đến với khí hậu ôn hòa, nhưng nền nhiệt độ tại châu lục này đang liên tục vượt ngưỡng cao kỷ lục những ngày qua. Tính từ ngày 10/7 đến nay, nắng nóng khiến hơn 1.000 người châu Âu thiệt mạng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo thống kê của Euro News ngày 19/7, đã có ít nhất 360 người đã thiệt mạng ở Tây Ban Nha kể từ ngày 10/7 và 659 người thiệt mạng ở Bồ Đào Nha kể từ cùng thời điểm. Nhiệt độ tại hai nước này đã đạt tới mức 46 độ C. Nhiều khu vực khác của châu Âu đang luôn được đặt trong tình trạng báo động đỏ do hạn hán và cháy rừng.

Trong khi đó, tại Anh vốn có nền nhiệt thấp hơn châu Âu lục địa do đại dương bao quanh nhưng cũng đang phải chứng kiến nền nhiệt tăng cao. Các chuyên gia khí tượng Anh dự báo ngày nóng kỷ lục của xứ sương mù vẫn ở phía trước và có thể sẽ diễn ra trong tuần này, với nhiệt độ có thể lên tới 41 độ C. Còn giới chức Pháp đang cảnh báo về đợt nắng nóng khắc nghiệt tới hơn một chục khu vực khác nhau.

Nhiệt độ nắng nóng chưa từng có đã đẩy các mặt hàng vốn không được bán nhiều ở châu Âu như quạt máy, điều hòa nhiệt độ hay vòi phun nước trở nên bán chạy hơn bao giờ hết.

Chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất của Anh mang tên John Lewis cho biết, doanh số bán quạt máy trong tuần vừa qua của họ đã tăng hơn 250% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán máy điều hòa không khí đã tăng hơn 525%.

Theo một báo cáo năm 2021 của Bộ Năng lượng Kinh doanh và Chiến lược Công nghiệp Anh, hầu hết những ngôi nhà tại nước này thường không lắp đặt điều hòa.

Ước tính chỉ có khoảng 5% số nhà ở Anh sử dụng thiết bị này do thời tiết thường mát mẻ ngay trong cả mùa hè. Ngoài ra, các ngôi nhà tại nước này cũng được thiết kế để giữ lại nhiệt bên trong để chống chọi với những mùa đông lạnh giá.

Theo thống kê, số lượng người đi mua sắm hoặc đi bộ trên tất cả các đường phố của Anh đã giảm 7,3% do nắng nóng. Tuy nhiên, mọi người lại đang đổ xô tới các bãi biển, đài phun nước, hồ bơi, sông ngòi hay bất cứ nơi nào có nước trên khắp nước Anh vì những nơi này đều đã trở thành những địa điểm lý tưởng để tránh nóng kỷ lục.

Thành phố Edinburgh, thủ phủ của Scotland, vốn nằm trên vùng cao nguyên quanh năm mát mẻ đang trở thành điểm đến của nhiều người. Nhưng số du khách đổ về thành phố biển Brighton nằm cách London chỉ 1 giờ tàu đang chứng kiến số du khách đông nhất. Không chỉ lựa chọn đổ xô ra bãi biển, nhiều người dân Anh và châu Âu khác đã tìm cách thoát khỏi cái nóng bằng cách lên máy bay đi du lịch nước ngoài.

Tuy nhiên, sân bay cũng trở nên hỗn loạn khi hành khách phải chịu đựng cái nóng trong lúc chờ đợi làm thủ tục. Tại sân bay Gatwick London ở Anh đã ghi nhận có trường hợp hành khách đã ngất xỉu vì nóng sau khi xếp hàng ở cổng không có máy điều hòa vào hôm 16/7. Tình trạng tại một số sân bay Pháp và Hà Lan cũng trong tình trạng quá tải tương tự khi hàng dài hành khách phải chờ đợi để được đi “trốn nóng”.

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, nhiều khả năng châu Âu đang phải đối mặt với đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất trong hơn 2 thế kỷ, hiện tượng châm ngòi cho các đợt cháy rừng tàn khốc trong khi nhiệt độ tiếp tục gia tăng ở mức kỷ lục tại nhiều khu vực của châu lục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.