Nâng cao vị thế thể thao học đường

GD&TĐ - Mục tiêu là đưa bóng đá từng bước trở thành môn thể thao ngoại khóa phổ biến trong trường học, trường Marie Curie đã tổ chức nhiều giải đấu nhằm thúc đẩy tinh thần thể thao không chỉ cho học sinh mà còn cả phụ huynh.

Nâng cao vị thế thể thao học đường

Bóng đá là môn thể thao được nhiều người yêu thích, đặc biệt, khi khí thế sôi sục của đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam đang lên cao thì bóng đá trong học đường dường như lại được học sinh chọn lựa nhiều hơn.

Tại trường Marie Curie, học sinh rất yêu thích bóng đá và thường xuyên tập luyện để tham gia giải đấu do trường tổ chức.

Vừa qua, đội bóng đá khối 6 đã giao hữu với nhau để chọn ra lớp giải Nhất đá với khối lớp 7 trong trận đấu Marie Curie Cup.

Học sinh Nguyễn Nhật Minh – Lớp 6M4, đội tuyển giành giải Nhất khối, cho biết: “ Ngoài những giờ học, đội của chúng em đã cùng nhau tập luyện để thi đấu. Bóng đá không chỉ giúp em tăng cường thể lực, tinh thần học tập tốt hơn mà còn giúp chúng em có tình đoàn kết khi cùng chung một đội”.

Học sinh được đào tạo kỹ năng và luật thi đấu
 Học sinh được đào tạo kỹ năng và luật thi đấu
Phụ huynh Nguyễn Hải Long hướng dẫn đội tuyển lớp 6M4 tham gia giải đấu
 Phụ huynh Nguyễn Hải Long hướng dẫn đội tuyển lớp 6M4 tham gia giải đấu
Các em được đào tạo bài bản dưới tâm huyết của phụ huynh có kinh nghiệm
 Các em được đào tạo bài bản dưới tâm huyết của phụ huynh có kinh nghiệm

Là người có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện bóng đá cho lứa tuổi học trò, cũng là cựu cầu thủ mang số áo 19 của đội tuyển Thể Công và là phụ huynh có 2 con đang theo học tại trường, anh Nguyễn Hải Long đã từng tham gia phong trào bóng đá của trường, giúp học sinh lớp 6M4 luyện tập kỹ thuật, kỹ năng chơi bóng.

Chia sẻ về việc nâng cao chất lượng bóng đá trong học đường, anh nói: “Hiện nay, việc đưa bóng đá vào thể thao học đường không quá phức tạp và không quá xa vời, đặc biệt khi đã có nền tảng là sự đam mê bóng đá của người Việt Nam.

Đặc biệt, học sinh hiện nay cũng có nhiều điều kiện để phát triển cả về thể lực lẫn cơ sở vật chất, sân bãi,..vì vậy, cần coi bóng đá thành một môn thể thao ngoại khóa cho học sinh. Có thể, đây cũng chính là cái nôi chọn lựa ra những cầu thủ trẻ cho đội tuyển chuyên nghiệp sau này”.

Tại trường Marie Curie, thầy Nguyễn Xuân Khang -Hiệu trưởng nhà trường cũng luôn thúc đẩy tinh thần thể thao cho học sinh. Không những vậy, đội tuyển bóng đá của phụ huynh cũng được duy trì và tham gia các giải đấu.

Thầy Nguyễn Xuân Khang (bên trái) - Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm tới phong trào bóng đá học đường.
 Thầy Nguyễn Xuân Khang (bên trái) - Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm tới phong trào bóng đá học đường.
Hiện nay, mô hình bóng đá cộng đồng trong trường đang được quan tâm. Với sự phối hợp chặt chẽ từ các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Bóng đá tại các địa phương sẽ có nhiều Câu lạc bộ bóng đá trong các trường Tiểu học, THCS được thành lập.
Điều này không chỉ rèn luyện thể chất, phát triển tư duy cho các em học sinh thông qua môn bóng đá để giáo dục ý thức đoàn kết và hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên mà còn là quá trình đào tạo cầu thủ tài năng cho quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.