Nâng cao vai trò của phụ nữ trong toàn chuỗi cung ứng

GD&TĐ - Việc nâng cao quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy năng lực.

Nâng cao vai trò của phụ nữ trong toàn chuỗi cung ứng

Nhằm góp phần nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới tại nơi làm việc và trong toàn chuỗi giá trị, Nestlé Việt Nam đã đồng hành với Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo về giới trong chuỗi nông sản với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm tăng cường vai trò phụ nữ trong một số chuỗi nông sản”.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam chia sẻ cùng các diễn giả tại hội thảo

Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam chia sẻ cùng các diễn giả tại hội thảo

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT, cho biết: “Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong nông nghiệp, nông thôn. Việc nâng cao quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy được năng lực, tiếp cận và thích nghi với cơ hội mới, có đóng góp quan trọng cho mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh của Việt Nam”.

Với vai trò là đơn vị tiên phong, Nestlé Việt Nam đã chia sẻ những mô hình thực tế được áp dụng trong Chương trình NESCAFÉPlan, hướng tới mục tiêu nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới. Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, bên cạnh việc triển khai chương trình canh tác cà phê bền vững theo hướng nông nghiệp tái sinh nhằm nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt, giảm phát thải và hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân, chương trình NESCAFÉ Plan được Nestlé triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011 đến nay còn góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong canh tác cây cà phê bền vững.

Đối với lĩnh vực canh tác cà phê, phụ nữ thường là lao động trực tiếp. Vì thế việc lao động nữ nắm được các kỹ thuật canh tác sẽ đóng góp lớn vào thúc đẩy thực hành nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

Nestlé chú trọng việc đào tạo đội ngũ nữ trưởng nhóm nông dân trồng cà phê, giúp họ trở thành cầu nối truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm canh tác của dự án cho các hộ nông dân khác. Tính đến năm 2022, thông qua NESCAFÉ Plan, có 274 nhóm nông dân (với 21.000 nông hộ tham gia) được thành lập, trong đó 30% trưởng nhóm nông dân là nữ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng giúp phụ nữ trang bị kiến thức quản lý tài chính nông hộ và sử dụng thành thạo ứng dụng số hóa để quản lý hoạt động kinh doanh thay thế việc quản lý bằng giấy tờ. Nhờ đó, có đến hơn 80% phụ nữ đã tham gia vào các quyết định đầu tư và sản xuất, cũng như quản lý các báo về tài chính của nông hộ giúp phụ nữ tự chủ trong quản lý kinh tế nông hộ và nâng cao vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội.

Tính đến năm 2022, Nestlé đã hỗ trợ 21.000 hộ nông dân tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê bền vững theo bộ tiêu chí 4C, triển khai tập huấn cho 330.000 lượt nông dân. Theo đó, thu nhập của người nông dân tăng lên 30 - 100% so với trước khi tham gia NESCAFÉ Plan.

Ngoài NESCAFÉ Plan, chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” trên cơ sở hợp tác chiến lược giữa Nestlé Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thu hút hơn 4.600 phụ nữ nông thôn trong giai đoạn 2020-2022. Chương trình đã giúp nâng cao quyền năng cho phụ nữ nông thôn, trang bị các kỹ năng kinh doanh đồng thời giúp phụ nữ có cơ hội tăng thêm thu nhập.

“Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới và nhiều chính sách cụ thể hóa cam kết về bình đẳng giới, tuy nhiên cần thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện trong thực tiễn. Chương trình NESCAFÉ Plan là điển hình của mô hình hợp tác 4 nhà trong nông nghiệp, đồng thời hiện thực hoá các cam kết về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ một cách hiệu quả, thông qua chương trình đào tạo nữ trưởng nhóm nông dân và mạng lưới nhà khoa học nữ” - Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Gia đình - Xã Hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.