Nâng cao vai trò của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - 20 nữ lãnh đạo Việt Nam đã có thêm kiến thức cập nhật về kỹ năng lãnh đạo, thông qua khóa học “Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo”.

Sau 10 tháng tập huấn tại Việt Nam và Australia, các học viên đã giới thiệu 20 dự án ứng dụng kiến thức từ khóa học trong buổi lễ tổng kết vừa qua tại Hà Nội.

“Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo – lần 5” do Đại học Curtin giảng dạy, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ (GeLEAD) thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
“Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo – lần 5” do Đại học Curtin giảng dạy, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ (GeLEAD) thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Đây là khóa hành trình thứ 5 trong sáng kiến “Nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ”, do Trung tâm Việt – Úc triển khai từ năm 2017 thuộc chương trình Aus4Skills, Trung tâm Việt - Úc.

Các học viên cũng gặp gỡ và trao đổi ý tưởng với nhiều nhân vật truyền cảm hứng tại Australia, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia pháp lý, chuyên gia chính sách cho người khuyết tật.

Đoàn học viên “Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo – lần 5” gặp các quan chức chính phủ và chuyên gia Australia tại Canberra.
Đoàn học viên “Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo – lần 5” gặp các quan chức chính phủ và chuyên gia Australia tại Canberra.

Toàn bộ học viên của khóa hành trình lần 5 đã hoàn thành xuất sắc chương trình học thông qua các trải nghiệm học tập sáng tạo và tập huấn chuyên biệt, với sự hướng dẫn của nhiều nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng, các quan chức chính phủ, các học giả danh tiếng của Việt Nam và Australia.

Tiến sĩ Lương Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ (GeLEAD) thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết:

“Khóa học mang đến sự hỗ trợ thiết thực và giá trị cao cho các lãnh đạo nữ Việt Nam để nâng cao kỹ năng lãnh đạo và mở rộng mạng lưới kết nối của mình. Các học viên đều đang vận dụng kiến thức và kỹ năng có được từ khoá học để góp phần xoá bỏ định kiến giới, thúc đẩy việc tham mưu, hoạch định và thực thi chính sách về bình đẳng giới tại cơ quan công tác và ở Việt Nam”.

Chúc mừng các học viên đã hoàn thành khóa học, Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam nhấn mạnh: “Nhóm lãnh đạo nữ của khoá Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo lần 5 này sẽ tham gia vào mạng lưới hơn 100 nữ lãnh đạo xuất sắc và mạng lưới này sẽ tiếp tục phát triển và truyền cảm hứng cho phụ nữ lãnh đạo. Cũng như Australia, Việt Nam có nhiều đường hướng cho tương lai và con đường sẽ thuận lợi hơn nếu chúng ta đi cùng nhau, nam giới và nữ giới đi cùng nhau. Tôi khuyến khích các lãnh đạo nữ tiến bước với sự tự tin và ứng dụng những kĩ năng và kết nối đã có được trong khoá học để giúp Việt Nam phát triển tốt nhất.”

Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam và GS Vanessa Chang, Phó hiệu trưởng phụ trách Khoa Kinh doanh và Luật, Đại học Curtin chúc mừng các học viên hoàn thành khóa học.
Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam và GS Vanessa Chang, Phó hiệu trưởng phụ trách Khoa Kinh doanh và Luật, Đại học Curtin chúc mừng các học viên hoàn thành khóa học.

Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên đã xây dựng và thực hiện các dự án ứng dụng để thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo và tạo ra những thay đổi tích cực tại nơi làm việc và cộng đồng của mình.

Các dự án thuộc nhiều lĩnh vực trọng tâm như lồng ghép giới trong xây dựng luật, trao quyền tiếp cận kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới…

Tiến sĩ Hà Thị Thuỳ Dương, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ: “Khóa học là đòn bẩy để tôi tham gia vào việc nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý về vấn đề hòa nhập xã hội và bạo lực giới trong gia đình bằng hoạt động lồng ghép những vấn đề này vào hai chuyên đề của môn chủ nghĩa xã hội khoa học trong chương trình giảng dạy lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo và quản lý”.

Tiến sĩ Hà Thị Thùy Dương, Học viên khóa hành trình 5, trình bày dự án nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và hòa nhập cho các cán bộ lãnh đạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiến sĩ Hà Thị Thùy Dương, Học viên khóa hành trình 5, trình bày dự án nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và hòa nhập cho các cán bộ lãnh đạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chị Tạ Tuyết Nhung, chuyên viên chính, Vụ Nông nghiệp, Văn phòng Chính phủ nói rằng đã ứng dụng kiến thức và kĩ năng trong khóa học vào một dự án giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tại Mường Khương (Lào Cai) triển khai và duy trì kinh doanh homestay.

“Khi hỗ trợ các chị em phụ nữ khác trong dự án, bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ cố vấn của mình cũng như các chị em trong khóa học. Đây chính là ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc chị em phụ nữ trong khắp các lĩnh vực công và tư cùng hỗ trợ, nâng đỡ lẫn nhau trong vai trò lãnh đạo và hoàn thành những mục tiêu của mình”. – Chị Nhung cho biết.

Chị Tạ Tuyết Nhung, Học viên khóa hành trình 5, giới thiệu dự án trao quyền tiếp cận kinh tế cho phụ nữ dân tộc thông qua phát triển du lịch bản sắc dân tộc ở Mường Khương.
Chị Tạ Tuyết Nhung, Học viên khóa hành trình 5, giới thiệu dự án trao quyền tiếp cận kinh tế cho phụ nữ dân tộc thông qua phát triển du lịch bản sắc dân tộc ở Mường Khương.

“Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo” hiện là một khóa học tiên phong tại VAC. Khóa học gắn liền với mục tiêu của Trung tâm nhằm kết nối các chuyên gia Việt Nam và Australia để nâng cao năng lực lãnh đạo cho khu vực công của Việt Nam. Từ đó, Việt Nam có thể tiếp cận và tận dụng nguồn nhân lực kỹ năng cao, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững và tăng cường quan hệ song phương Việt Nam – Australia.

Từ năm 2017 đến nay, 5 khóa học đã trang bị cho hơn 100 cán bộ lãnh đạo nữ Việt Nam trong khu vực công những kiến thức chuyên sâu có giá trị về bình đẳng giới và kỹ năng lãnh đạo, góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quá trình đưa ra quyết định ở tất cả các cấp, thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện cho các lãnh đạo nữ tạo nên sự khác biệt tại môi trường làm việc và trong lĩnh vực chuyên môn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.