Nâng cao tỉ lệ tiêm chủng học đường: 'Lá chắn' bảo vệ học sinh khỏi Covid-19

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trước tình hình dịch bệnh ca Covid-19 nhiều nước tăng mạnh, hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước, số ca mắc mới ở trẻ em trong lứa tuổi học sinh vẫn được ghi nhận hiện nay, việc tiêm chủng ngừa Covid-19 cho trẻ trong độ tuổi này đóng vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Nâng cao tỉ lệ tiêm chủng học đường: 'Lá chắn' bảo vệ học sinh khỏi Covid-19

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em luôn được chú trọng. Đặc biệt trong 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục đào tạo để các địa phương sớm mở cửa trường học, đưa học sinh, sinh viên trở lại trường an toàn.

Sáng 18/7, Bộ Y tế đã cập nhật thông tin mới nhất về kết quả tiêm vắc xin Covid-19 đối với nhóm từ 5 tuổi trở lên ở nước ta. Tại lần cập nhật này cho thấy với những nỗ lực của hệ thống y tế, truyền thông nên tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 và mũi 4 của các đối tượng từ 12 tuổi trở lên và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã có sự gia tăng.

Mặc dù yêu cầu của Thủ tướng là trong tháng 8 phải hoàn thành cơ bản, tuy nhiên vẫn còn nhiều tỉnh, thành dù đã 'được' nhắc tên tiêm chậm, tiêm thấp nhiều lần nhưng đến nay vẫn không có sự thay đổi nhiều, vẫn trong danh sách này.

Học sinh khối 5 tiêm vắc xin tại điểm tiêm Trường Tiểu học Phú Thọ (quận 11, thành phố Hồ Chí Minh).

Học sinh khối 5 tiêm vắc xin tại điểm tiêm Trường Tiểu học Phú Thọ (quận 11, thành phố Hồ Chí Minh).

Về kết quả tiêm vắc xin Covid-19 cho nhóm từ 12-17 tuổi: Ghi nhận 8.679.535 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 99,1%; Tiêm mũi 3 đạt: 1.733.366 trẻ (19,8%).

Có 27 tỉnh, thành tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi thấp, dưới 15% gồm: Miền Bắc (12 tỉnh, thành): Hà Nội; Nam Định; Hải Dương; Hưng Yên; Quảng Ninh; Nghệ An; Hà Tĩnh; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Hà Giang; Cao Bằng; Điện Biên.

- Miền Trung (6 tỉnh): Quảng Bình; Quảng Trị; Đà Nẵng; Quảng Nam; Phú Yên; Bình Thuận.

- Tây Nguyên (1 tỉnh): Đắc Nông.

- Miền Nam (8 tỉnh): Thành phố Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Tiền Giang, Sóc Trăng; Trà Vinh; Đồng Tháp; Bình Dương.

Các tỉnh, thành tiêm mũi 3 cho trẻ trong độ tuổi này tốt: Thanh Hóa (54,3%); Bắc Giang (57,8%); Hậu Giang (58,6%).

Phụ huynh tin tưởng, yên tâm khi con được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Trong dịp nghỉ hè 2022, nhiều trường học tại các địa phương vẫn tiếp tục triển khai tiêm vắc xin cho học sinh từ 5-12 tuổi.

"Trước đây, nhiều người còn tâm lý lo ngại khi tiêm vắc xin cho con, còn tôi thì tôi tin tưởng vì các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ liều tiêm cho các cháu và đã có địa phương tiêm rồi, không có vấn đề gì xảy ra. Tôi rất vui khi con mình được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt này. Tôi yên tâm hơn khi con được tiêm vắc xin an toàn trước dịch bệnh Covid-19 nhiều biến chủng như hiện nay” - chị Hương Phùng (Hà Nội cho biết).

Chuyên gia Y tế nhận định: Vắc xin Covid-19 đã được khẳng định là vũ khí chiến lược và cũng là thành công của Việt Nam. Qua theo dõi, trẻ em nhiễm Covid-19 xuất hiện nhiều triệu chứng kéo dài, thậm chí phải nhập viện, đối mặt với di chứng hậu Covid và tệ hơn nữa là tử vong. Đó là lý do vì sao, trẻ em cũng là đối tượng cần được tiêm vắc xin kịp thời để tạo hàng rào miễn dịch.

Đối với nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi, tổng số mũi tiêm đến ngày 17/7 là 10.222.352 mũi, trong đó mũi 1 là 7.023.539 trẻ (61,4%);

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Nghệ An (41,2%); Đà Nẵng (31,4%); Quảng Nam (29,2%); Đắc Lắc (38,7%); Thành phố Hồ Chí Minh (41,3%).

3 tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (99,0%); Sóc Trăng (90,7%); Bạc Liêu (97,7%).

Mũi 2: 3.198.813 trẻ (27,9%).

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 2 thấp: Hà Nội (12,9%); Vĩnh Phúc (15,4%); Đà Nẵng (13,0%); Quảng Nam (7,9%); Khánh Hòa (12,6%).

3 tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (69,3%); Vĩnh Long (60,0%); Bạc Liêu (57,9%).

Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện các biến chủng mới và tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, trong đó có công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em. Công tác y tế trường học chăm sóc sức khỏe học sinh còn nhiều hạn chế, mạng lưới cán bộ làm công tác y tế tại các trường học còn thiếu và yếu….sự phối hợp giữa hệ thống y tế cơ sở nhất là trạm y tế cấp xã và trường học có nhiều nơi chưa hiệu quả.

Tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5-12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học

Các chuyên gia khẳng định, vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Vì vậy, Bộ Y tế tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ để duy trì miễn dịch cộng đồng; chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Theo Bộ Y tế, CDC Mỹ cho biết, đang có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể phụ BA.5 của Omicron có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch tốt hơn, kể cả với những trường hợp từng mắc bệnh trước đó. Do vậy, giới chức y tế Mỹ hiện ưu tiên tiêm mũi vắc xin tăng cường, đẩy mạnh xét nghiệm tại nhà và phổ biến các loại khẩu trang chất lượng cao cũng như hỗ trợ những người bị suy giảm miễn dịch.

Các chuyên gia khẳng định, vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.
Các chuyên gia khẳng định, vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

Biến thể phụ BA.5 đã chiếm khoảng 65% số ca mắc tại Mỹ trong tuần qua. Số ca nhập viện hàng ngày trung bình trong 7 ngày tại Mỹ đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 5 đến nay. Hiện, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo các nhà sản xuất vắc xin cần thay đổi các mũi tăng cường từ mùa Thu tới để ứng phó tốt hơn các biến thể phụ BA.4 và BA.5.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của Covid-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta.

Đồng thời, ngành y tế sẽ đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học.

Vắc xin - “Hàng rào” bảo vệ trẻ em khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm khác

CN.CKI Nguyễn Hoàng Cương, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - CDC Đồng Nai cho biết, tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh.

Một số loại bệnh tiêu biểu mà tiêm vắc xin có thể giúp phòng ngừa như: Các bệnh do vi khuẩn như bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, thương hàn, dịch tả, bệnh do phế cầu, não mô cầu type A,B,C, Hemophilus influenzae type b... Các bệnh do virus như bệnh đậu mùa, bại liệt, sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, dại, viêm gan virus A, B, viêm não Nhật Bản B...

Học sinh lớp 6, Trường THCS Trần Phú, Hải Phòng tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Học sinh lớp 6, Trường THCS Trần Phú, Hải Phòng tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Theo nghiên cứu có khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm.

Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch còn giúp cho trẻ em khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não bình thường, giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh.

Ngoài ra, tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng viêm gan, ung thư cổ tử cung...

Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vắc xin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh truyền nhiễm, nó còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau và giảm chi phí y tế, làm giàu cho xã hội.

Vì vậy, hãy trang bị cho trẻ “tấm lá chắn” mang khả năng phòng ngừa bệnh tật vững chắc hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể đưa con em đến các cơ sở tiêm chủng để đăng ký tiêm phòng dịch vụ hoặc theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, sinh viên, khắc phục những tồn tại, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GDĐT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021- 2025.

Đây là 2 văn bản quan trọng, là cơ sở để các cấp ngành, cơ sở giáo dục đào tạo đẩy mạnh triển khai công tác y tế trường học đảm bảo sức khỏe học sinh, sinh viên.

Chương trình ký kết thể hiện quyết tâm cao, sự cam kết mạnh mẽ của 2 bộ triển khai hiệu quả chương trình nêu trên cũng như các chương trình, đề án đã được phê duyệt…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.