Nâng cao nhận thức về phòng, chống đuối nước tại Đắk Lắk

GD&TĐ - Đắk Lắk là một trong những địa phương có số trẻ bị đuối nước tương đối cao, vì vậy nâng cao nhận thức cho người dân được Sở GD&ĐT quan tâm.

Thầy và trò Trường Tiểu học Chu Văn An, huyện Cư M'gar trong một buổi học bơi. (Ảnh: TT)
Thầy và trò Trường Tiểu học Chu Văn An, huyện Cư M'gar trong một buổi học bơi. (Ảnh: TT)

Ngày 30/5, Sở GD&ĐT Đắk Lắk phát động dạy bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh trong dịp hè 2024.

Theo TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tại tại nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn do sự lơ là, chủ quan của phụ huynh.

TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk phát động dạy bơi phòng, chống đuối nước hè 2024. (Ảnh: TT)

TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk phát động dạy bơi phòng, chống đuối nước hè 2024. (Ảnh: TT)

"Chưa giám sát chặt chẽ con trẻ, thiếu người trông coi, để con trẻ tự do đi đến sông, suối, ao, hồ, vũng nước ..., chính là sự chủ quan của phụ huynh dẫn đến những tai nạn thương tâm trong thời gian vừa qua", TS. Hiệp nói.

Người dân xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar đọc tờ rơi phòng, chống đuối nước. (Ảnh: TT)

Người dân xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar đọc tờ rơi phòng, chống đuối nước. (Ảnh: TT)

Trước thực trạng đó, Sở GD&ĐT phối hợp ngành chức năng và các nhà trường tổ chức rèn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng phòng, chống đuối cho trẻ thông qua chương trình dạy bơi trong nhà trường, dạy bơi tại cộng đồng dân cư.

Đặc biệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích dịp hè 2024.

Học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, huyện Cư M'gar tranh thủ đọc tờ rơi. (Ảnh: TT)

Học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, huyện Cư M'gar tranh thủ đọc tờ rơi. (Ảnh: TT)

Bà H' Nuer Niê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar cho rằng, với một địa bàn chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhận thức về nguy cơ mất an toàn dưới nước cho trẻ em còn rất hạn chế.

Bà H' Nuer Niê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cuôr Đăng phát biểu tại lễ phát động. (Ảnh: TT)

Bà H' Nuer Niê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cuôr Đăng phát biểu tại lễ phát động. (Ảnh: TT)

"100% học sinh của trường tiểu học và THCS trên địa bàn đều là người DTTS. Do điều kiện kinh tế, nhiều hộ gia đình đi làm nương, rẫy xa để con nhỏ ở nhà tự giữ nhau. Một số hộ thì mang con theo đi rẫy rồi để con chơi tự do gần suối, hồ nước ... Đó là những nguy cơ rõ ràng, mà thực tế mấy năm trước cũng đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm xuất phát từ nguyên nhân trên", bà H' Nuer phân tích và cho biết thêm:

"Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, Đảng ủy xã sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng, chống đuối nước dịp hè 2024".

Trao đổi với người dân tại lễ phát động, TS. Hiệp cũng thẳng thắn chỉ ra, theo thống kê, đuối nước là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ. Tuy nhiên, thực trạng dạy bơi tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn, mới chỉ tập trung phát triển ở vùng trung tâm thành phố, thị trấn. Còn khu vực nông thôn, vùng sâu, nơi có nhiều sông suối thì chưa có nhiều hồ bơi và trung tâm dạy bơi.

Chuẩn bị cho một tiết học bơi của thầy và trò Trường tiểu học Chu Văn An, huyện Cư M'gar. (Ảnh: TT)

Chuẩn bị cho một tiết học bơi của thầy và trò Trường tiểu học Chu Văn An, huyện Cư M'gar. (Ảnh: TT)

"Song song với tăng cường tuyên truyền, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để đẩy mạnh xã hội hóa bơi lội. Tận dụng mọi nguồn lực để giúp người dân hiểu biết về nguy cơ mất an toàn khi trẻ chơi gần sông, suối, ao, hồ ... mà không có người lớn giám sát", TS. Hiệp nói thêm.

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay, tại Đắk Lắk đã có 25 trẻ em tử vọng do đuối nước, trong đó có nhiều vụ đuối nước tập thể.

Nguyên nhân chủ yếu, do các em tự ý đến khu vực sông, suối, hồ đập để tắm dẫn đến tai nạn thương tâm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.