Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo trong ngành Giáo dục

GD&TĐ - Ngày 6/6, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ GD&ĐT đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng ngày môi trường và ngày đại dương thế giới, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo trong ngành Giáo dục
Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo trong ngành Giáo dục ảnh 1Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo trong ngành Giáo dục ảnh 2Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo trong ngành Giáo dục ảnh 3

Bảo vệ trái đất, bảo vệ biển đảo

Tham dự Lễ mít tinh có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đại diện nhiều cơ quan, trường học và hơn 10 ngàn học sinh, sinh viên, giáo viên. 

Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay được Liên Hiệp Quốc chọn là “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm-vì một trái đất bền vững”, chủ đề ngày đại dương là “Đại dương khỏe mạnh - Hành tinh lành mạnh”, Tuần lễ biển và hải đảo là “Đại dương xanh - hành tinh xanh”. 

Nhiều đại biểu tham gia lễ mít tinh lần này đều có chung nhận định; đây là một trong những hoạt động thiết thực của ngành Giáo dục, từ đây sẽ có sức lan tỏa giúp cho hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả nước tăng thêm tình yêu và ý thức trách nhiệm với môi trường và biển đảo.

Nước ta có vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, trên 3.000 hòn đảo và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến phát triển KT-XH bao gồm quốc phòng, an ninh, môi trường. 

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định ngành Giáo dục luôn thấu hiểu được tầm quan trọng này và đã liên tục có nhiều chương trình để các trường học hiểu rõ được điều này. 

Bộ GD&ĐT được Thủ tướng giao nhiệm vụ đưa nội dung giáo dục môi trường, giáo dục tài nguyên biển, hải đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục các cấp học và toàn hệ thống giáo dục quốc dân. 

Trên cơ sở này, các trường học trong cả nước đã nổ lực tổ chức nhiều hoạt động như; tuyên truyền, thông tin về biển đảo, chủ quyền biển đảo... Bảo vệ trái đất, bảo vệ biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi học sinh, sinh viên và giáo viên. 

Em Trần Thị Trâm Anh - Học sinh lớp 10 trường THPT Lý Tự Trọng - hồ hởi nói: Qua lễ mít tinh này, chúng em thấy yêu Tổ quốc, yêu biển đảo hơn rất nhiều và cũng ý thức thêm được trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Ngành Giáo dục xung kích trong tuyên truyền biển đảo

Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định; Với hơn 1 triệu cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và gần 23 triệu học sinh, sinh viên, 

Ngành Giáo dục là lực lượng hùng hậu, xung kích về công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, đảo và chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước”. 

Em Lê Thị Hà - Đại diện cho học sinh, sinh viên tham gia Lễ mít tinh khẳng định: Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chúng em đã liên tục có các chương trình ngoại khóa, tổ chức nhóm để cùng nhau tuyên truyền, tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tin tưởng: Trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc đưa các nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giáo dục tài nguyên, môi trường biển, chủ quyền biển, đảo của Việt Nam vào chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngành giáo dục sẽ xem đây là nhiệm vụ cấp thiết, cần triển khai ngay.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng kêu gọi các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh hãy tham gia các hoạt động tích cực để góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển, tham gia chiến dịch ra quân làm sạch bãi biển và các khu sinh thái biển, thăm hỏi động viên cán bộ, chiến sỹ đang sinh sống, chiến đấu và bảo vệ ở các bãi ngang và hải đảo có nhiều khó khăn, đặc biệt là các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc và đang làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.