Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam

GD&TĐ - Đây là chủ đề Hội thảo khoa học do Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Malaysia tổ chức ngày 25/7 tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của trên 40 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học và các ban, đơn vị thuộc TW Hội LHPN Việt Nam.

Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam
Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam ảnh 1Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam ảnh 2Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam ảnh 3Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam ảnh 4Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam ảnh 5Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam ảnh 6

Phát biểu khai mạc, TS. Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam - bày tỏ sự vui mừng chào đón các đại biểu đến tham dự Hội thảo, đặc biệt là đoàn cán bộ nghiên cứu thuộc ĐH Quốc gia Malaysia.

Là trường ĐH công lập với bề dày phát triển trong 56 năm qua, Học viện Phụ nữ Việt Nam hoạt động với sứ mệnh: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ĐH, sau ĐH nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội; thực hiện các nhiệm vụ khoa học để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về các chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.

Thông qua Hội thảo “Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam”, Học viện Phụ nữ Việt Nam mong muốn được trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, bồi dưỡng cán bộ nữ và phụ nữ nói chung.

Sau quá trình thực hiện Nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình đào tạo kỹ năng cho bà mẹ đơn thân (I-Kit) và chương trình dành cho nữ doanh nhân (I-KeuNITA), bà Ba Madeline Berma - GĐ TT lãnh đạo nữ Tun Fatimah Hashim, UKM - đã trình bày Báo cáo Đánh giá Chương trình Hỗ trợ kỹ năng cho bà mẹ đơn thân và Chương trình vườn ươm nữ doanh nhân tại Hội thảo.

Năm 2013, Cục Phát triện Phụ nữ (JPW) thuộc Bộ Phụ nữ, Gia đình và phát triển cộng đồng đã phát động chương trình Kỹ năng cho bà mẹ đơn thân và chương trình dành cho nữ doanh nhân.

Các chương trình này chứng thực cho các nỗ lực của chính phủ Malaysia nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thị trường lao động và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Hai chương trình này nhằm mục đích nâng cao mức độ kinh tế - xã hội của phụ nữ bằng cách khuyến khích họ tạo thu nhập thông qua việc tham gia vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Báo cáo đã chỉ ra sự tác động của hai chương trình này đối với chất lượng cuộc sống của những người tham gia phỏng vấn đồng thời phân tích sự phù hợp của chương trình trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng của hai đối tượng tham gia nghiên cứu từ đó kiến nghị những cải thiện có ảnh hưởng lớn hơn trong thời gian tới của hai chương trình (I-Kit) và (I-KeuNITA).

Một tham luận tiếp theo của đoàn đại biểu Malaysia đề cập đến vấn đề trao quyền cho phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo ở doanh nghiệp. Tham luận đã cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ tham gia và trao quyền của phụ nữ trong những khu vực kinh tế hàng đầu tại Malaysia và đưa ra sự đánh giá cụ thể, rõ nét về những thuận lợi, hạn chế trong sự phát triển của phụ nữ trong giới doanh nghiệp Malaysia.

Vấn đề Hỗ trợ đặc biệt cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) hướng đến sự trao quyền cho phụ nữ cũng được đại biểu Anja Juliah Abu Bakar – TT lãnh đạo nữ Tun Fatimah Hashim, UKM đề cập trong tham luận của mình.

Kể từ năm 2013, Chính phủ Malaysia đã cung cấp một sự hỗ trợ đặc biệt cho các tổ chức NGO nhằm đẩy mạnh các chương trình phát triển phụ nữ do Cục Phát triển Phụ nữ (JPW) thực hiện. Có hai loại chương trình được phát triển là: Các chương trình dựa trên gia đình thông qua Cục phát triển Dân số và Gia đình quốc gia và các chương trình dựa trên cộng đồng thông qua Cục Phúc lợi xã hội.

Dự án Hỗ trợ đặc biệt dành cho các NGO có bốn mục tiêu chính là: Trao quyền cho cộng đồng một cách chiến lược, hiệu quả; Đảm bảo mục tiêu của chính phủ để nhận được lợi ích tối ưu dựa trên các dịch vụ được các tổ chức NGO cung cấp; Áp dụng các khoản tài trợ để hỗ trợ nhà nước dựa trên thực tiễn quản lý viện trợ tốt;

Tăng cường năng lực của các NGO để trở thành tổ chức độc lập, phát triển. Nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình đào tạo kỹ năng cho bà mẹ đơn thân (I-Kit) và chương trình dành cho nữ doanh nhân (I-KeuNITA) đã đánh giá hiệu quả của những chương trình được các tổ chức NGO thực hiện và xác định các yếu tổ thúc đẩy hoặc ảnh hưởng đến sự thành công/thất bại của việc thực hiện các chương trình Hỗ trợ đặc biệt dành cho các tổ chức NGO.

Ngoài việc lắng nghe và trao đổi về nội dung các tham luận chia sẻ kinh nghiệm của những đại biểu Malaysia về sự hỗ trợ của chính phủ trong các hoạt động nhằm nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ, hội thảo cũng được trao đổi với các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phụ nữ, Học viện Phụ nữ Việt Nam về các vấn đề: Ứng phó của phụ nữ vùng duyên hải Bắc Bộ với biến đổi khí hậu; Chất lượng cuộc sống của lao động nữ di cư ở Việt Nam; Chính sách đào tạo nghề, việc làm và chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ khuyết tật.

Các tham luận đã đem đến cho Hội thảo những góc nhìn đa dạng, thực tế về các nguy cơ, sự khó khăn phụ nữ nói chung và phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt đang phải đối mặt. Từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm đẩy lùi khó khăn, xóa bỏ rào cản và từng bước nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ toàn cầu trong mọi lĩnh vực.

Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ - kinh nghiệm của Malaysia và Việt Nam” đã thành công tốt đẹp với những chia sẻ, trao đổi sâu sắc, thực tế. Đây sẽ là sự khởi đầu cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam và Đại học Quốc gia Malaysia trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.