Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong xu thế hội nhập thế giới, việc tổ chức tốt hoạt động NCKH sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tính tự chủ và sáng tạo của sinh viên.

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Phát triển nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Có mặt tại Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên, được biết NCKH được xem như một trong những hoạt động thường niên của sinh viên nhà trường. Bởi, nhà trường đã đặt ra mục tiêu chiến lược xây dựng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở trình độ cao, mà còn là trung tâm NCKH, chuyển giao công nghệ tiên tiến chất lượng, do đó trường đã quan tâm đẩy mạnh phong trào NCKH, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong sinh viên và được triển khai ở hầu hết các lĩnh vực đào tạo...

Ngay từ đầu năm học, trường đã thường xuyên tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn nhằm trang bị, bồi dưỡng năng lực, phương pháp NCKH cho sinh viên thông qua sự hướng dẫn, giảng dạy của đội ngũ giảng viên và cán bộ NCKH.

PGS.TS Vũ Ngọc Pi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp cho biết: Việc phát triển nghiên cứu khoa học cho sinh viên là giải pháp không thể thiếu để tạo uy tín cho Nhà trường cũng như đóng góp cho cộng đồng, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao giỏi chuyên môn và có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo. Chính vì vậy, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp luôn coi nghiên cứu khoa học là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên.

Trong suốt những năm qua, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng, phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Theo đó, đã có hơn 35.000 kỹ sư và các nhà khoa học tốt nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã và đang làm việc tại các Tổ chức Chính phủ, doanh nghiệp công nghiệp lớn ở trong nước và nước ngoài.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện đang trong quá trình đổi mới, cả trong công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt, Nhà trường đã đặt ra mục tiêu cụ thể nhằm áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Những năm qua, thầy và trò Nhà trường đã thực hiện 425 đề tài khoa học, trong đó có 4 đề cấp Nhà nước, 7 đề tài cấp Bộ, 123 đề tài cấp trường, 291 đề tài cấp sinh viên. Ngoài ra, tính riêng năm ngoái có 312 bài báo được đăng, trong đó 153 bài nằm trong danh mục ISI/Scopus.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu giúp sinh viên tự tin khẳng định bản thân.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu giúp sinh viên tự tin khẳng định bản thân.

Góp phần phát huy tính tự chủ và sáng tạo

Sinh viên, Nguyễn Thị Minh Thương, lớp K57CĐT.01 Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) chia sẻ: Tham gia nghiên cứu khoa học giúp chúng em vận dụng lý thuyết và thực hành đã và đang học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp em và các bạn tiếp thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, NCKH cũng là một trong những phương thức học tập hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu, chúng em có thể hiểu sâu lý thuyết từ đó áp dụng vào các ứng dụng thực tế thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo ra cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể thấy rằng, khi tham gia NCKH, sinh viên sẽ tích góp cho bản thân nhiều lợi ích và bài học quý báu.

Đồng quan điểm với Minh Thương, sinh viên Lê Văn Trường, lớp k56 Cơ điện tử chất lượng cao, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp khẳng định: Khi tham gia nghiên cứu khoa học, chúng em sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau, quá trình này sẽ giúp chúng em rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình.

Đối với đề tài khoa học do nhiều thành viên cùng thực hiện thì làm việc nhóm cũng giúp chúng em phát triển các kỹ năng, có ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.

Đồng thời, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học còn rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, giúp chúng em phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.
Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.