Nâng cao năng lực nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên

GD&TĐ - Các chuyên gia khẳng định, Đề án 33 góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo GVMN.

Các học viên tham gia Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non.
Các học viên tham gia Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non.

“Trưởng thành” hơn trong nghề nghiệp

Theo TS Trịnh Thị Xim – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương – cán bộ, giảng viên của trường rất hào hứng và luôn có tâm thế sẵn sàng đón nhận Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (CBQL GDMN) giai đoạn 2018 – 2025” (Đề án 33).

Họ thấy mình “trưởng thành” hơn trong nghề nghiệp sau mỗi lần được tham gia vào các hoạt động của Đề án. Rất nhiều câu chuyện hay và những bài học quý đã được chia sẻ lẫn nhau, tạo thành sợi dây kết nối trong học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Từ đó cùng nhau phát triển năng lực nghề nghiệp.

Những lời yêu thương được gửi gắm và lan tỏa trong Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non

Những lời yêu thương được gửi gắm và lan tỏa trong Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non

Nhấn mạnh, một trong những đối tượng được thụ hưởng từ Đề 33 là giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non; TS Hồ Lam Hồng - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) – cho rằng, giảng viên được nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học (tiêu chuẩn 3 trong 5 tiêu chuẩn đối với giảng viên sư phạm).

Điều này được thể hiện như: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên, giảng viên sư phạm được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, với các đề tài gắn với thực tiễn của công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Bên cạnh đó, giảng viên sư phạm được tham gia và tham dự các hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thảo quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, hoặc các tổ chức quốc tế phối hợp tổ chức.

Ngoài ra, giảng viên sư phạm được tham gia vào các hoạt động chuyên môn của Bộ GD&ĐT như là các thành viên trong ban soạn thảo chương trình giáo dục mầm non.

Họ tham gia xây dựng chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, viết tài liệu và là báo cáo viên của nhiều lớp tập huấn dành cho đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

TS Hồ Lam Hồng khẳng định, khi tham gia các hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học, giảng viên trưởng thành hơn và trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

Từ những kinh nghiệm nghề nghiệp, giảng viên sư phạm hướng dẫn giáo sinh của mình tình yêu khoa học, ham muốn tìm hiểu những điều mới và truyền cảm hứng nghề cho sinh viên.

Cùng với đó là những kĩ năng thực hiện nghiên cứu đề tài, dự án hoặc sáng kiến kinh nghiệm; truyền đạt những kiến thức và hiểu biết mới trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non có nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực.
Khóa Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non có nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực.

Cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm

Tuy nhiên, theo TS Hồ Lam Hồng, hiện nay các đề tài, dự án nghiên cứu thường có nguồn kinh phí hạn hẹp nên khó lôi cuốn nguồn lực từ người học cùng tham gia nghiên cứu học thuật; nhất là sự tham gia của nghiên cứu sinh, học viên cao học hoặc sinh viên nghiên cứu khoa học.

“Hiện, các trường sư phạm cũng có nhiều hội thảo, sinh hoạt học thuật, với sự tham gia hoặc tham dự của sinh viên, học viên sau đại học. Đây là bước khởi đầu nhằm thu hút nguồn lực vào hoạt động nghiên cứu khoa học cùng giảng viên sư phạm” - TS Hồ Lam Hồng nhìn nhận.

Nhấn mạnh, kể từ khi có Đề án 33, cán bộ quản lý, giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn của chuyên gia trong và ngoài nước; TS Đặng Lan Phương - Phó trưởng Khoa Sư phạm, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội – khẳng định, thông qua các chuyên đề, xu thế giáo giáo dục mầm non hiện đại đã giúp giảng viên được nâng cao năng lực chuyên môn và các kĩ năng sư phạm. Đồng thời, có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Các báo cáo viên luôn nhiệt tình, "truyền lửa" nhiệt huyết, yêu nghề cho học viên.

Các báo cáo viên luôn nhiệt tình, "truyền lửa" nhiệt huyết, yêu nghề cho học viên.

Cũng theo TS Đặng Lan Phương, thông qua những hoạt động của Đề án 33, năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học của giảng viên được nâng cao. Điều đó tác động tích cực đến chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thông qua việc đổi mới, cải tiến phương pháp, hình thức giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

TS Hồ Lam Hồng nhìn nhận, có những vấn đề của thực tiễn cần nghiên cứu; song chưa có sự “chào mời” hay liên kết giữa cơ sở giáo dục mầm non với các nhà khoa học và giảng viên sư phạm cùng nghiên cứu, giải quyết vấn đề mà thực tế đặt ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Ngày xưa đi học

GD&TĐ - Chỉ nghĩ thôi mà những kỷ niệm ngày xưa ùa về. Trong thoáng chốc, dường như tôi thấy mình là một cô gái nhỏ ngày đầu được mẹ dắt đến trường...