Thứ nhất: Giáo viên hướng dẫn thực hành cần chủ động tham gia vào các khóa tập huấn, các lớp bồi dưỡng thí nghiệm (TN) nhằm tích lũy kinh nghiệm dạy học TN cho bản thân.
Từ đó người hướng dẫn thực hành sẽ nắm vững từng bài TN, chỗ nào là mấu chốt, chỗ nào là trọng tâm, chỗ nào cần lưu ý… để chủ động trong khâu hướng dẫn thực hành cho sinh viên (SV).
Giảng viên cần thực hiện trước các bài TN để nắm được tình hình thiết bị, dụng cụ của từng bài, lấy số liệu cụ thể và tính toán kết quả để có thể lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn SV.
Đồng thời, cần phải có một giáo án cụ thể cho từng buổi dạy ở phòng TN, trong đó sẽ yêu cầu công việc chuẩn bị của SV chi tiết và hợp lí hơn.
Thứ hai: Buổi học lý thuyết đầu tiên ở phòng TN là rất quan trọng nên giảng viên cần yêu cầu SV thực hiện đúng nội qui phòng TN; cung cấp các tài liệu hướng dẫn TN; mẫu báo cáo TN…; hướng dẫn SV cách sử dụng tài liệu hướng dẫn TN nhằm giúp các em trong việc soạn thảo nội dung làm TN trước khi vào học được thuận lợi.
Giảng viên hướng dẫn TN giới thiệu dụng cụ, thiết bị và cách sử dụng cụ thể cho từng loại thiết bị nhằm giảm thiểu tối đa hư hỏng do người thực hiện TN gây ra. Chỉ ra các thao tác cần thiết ở từng bài nhằm rèn luyện kĩ năng TN cho SV, đặc biệt cách lắp ráp sơ đồ mạch điện và hướng dẫn SV làm báo cáo kết quả TN.
Yêu cầu SV chia thành từng nhóm nhỏ (khoảng 2 - 3 SV cho một nhóm), phân công nhiệm vụ cụ thể và luân phiên từng em đều có thể tiến hành TN
Thứ ba: Để đảm bảo tính vững chắc về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho SV, giáo viên hướng dẫn cần kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của SV. Yêu cầu các em phải hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài TN, trình bày lại cơ sở lý thuyết của phương pháp TN và các bước tiến hành TN (có hình thức xử lí cụ thể những trường hợp không thực hiện đúng yêu cầu đề ra)
Trong thời gian SV tiến hành TN, GV cần giám sát, giải đáp thắc mắc, kiểm tra việc nắm chắc các thao tác, cách thức sử dụng các thiết bị TN nhằm giảm thiểu sai số hoặc nhận biết các hiện tượng rõ ràng nhất cũng như hạn chế những hư hỏng nhỏ không cần thiết.
Bên cạnh đó, GV thường xuyên kiểm tra kết quả TN, các số liệu đo đạc nhằm góp ý kịp thời cho từng SV.
Thứ tư: Giúp SV tự làm việc trong phòng TN dưới sự giám sát của GV hướng dẫn. Theo đó, cần trang bị cho người học các hệ thống kĩ năng TN cần thiết cũng như đưa vào cả việc hướng dẫn SV sử dụng và bảo quản dụng cụ TN, đây cũng là việc làm hết sức cần thiết.
Vì vậy cần có bảng hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thật rõ ràng, yêu cầu hướng dẫn thực hiện phải có những tiêu chí đánh giá chi tiết và phù hợp (mỗi nội dung SV cần có điểm số cá nhân).
Thứ 5: Đối với cán bộ phòng thí nghiệm, cần thường xuyên giám sát, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị. Sắp xếp theo mục đích sử dụng và phân loại từng loại dụng cụ TN nhằm hạn chế tối đa hư hỏng, hao mòn của thiết bị (tham mưu với khoa một số hình thức xử lý tùy theo mức độ vi phạm của SV).
Sắp xếp từng bài TN cụ thể cho từng phần TN tương ứng; thường xuyên nhắc nhở SV dọn dẹp ngăn nắp tất cả thiết bị TN, kiểm tra lại toàn bộ dụng cụ sau buổi thực hành và luôn đảm bảo an toàn về điện, nước, hóa chất…
Thứ 6: Nhà trường cần trang bị dụng cụ, hóa chất phải đúng và đủ theo bản đề nghị đã được phê duyệt đầu năm vì nếu chỉ cần thiếu một số danh mục nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến trình sử dụng TN.
Những bộ TN mới được phát sinh thêm (không nằm trong danh mục do cán bộ chuyên trách đề nghị) từ các dự án, nhà trường cũng yêu cầu phía cung cấp thiết bị phải có tài liệu hướng dẫn chi tiết bằng Tiếng việt cho từng bộ TN để cán bộ, giảng viên thuận lợi trong quá trình nghiên cứu lắp ráp, lấy số liệu…và hướng dẫn cho SV.