Nạn chặt phá rừng dẫn tới thảm họa

GD&TĐ - Theo nghiên cứu mới nhất, nạn chặt phá rừng với tốc độ như hiện nay trên thế giới chắc chắn sẽ dẫn tới thảm họa.

Chiến đấu với cháy rừng ở California (Mỹ).
Chiến đấu với cháy rừng ở California (Mỹ).

Các nhà khoa học đã thấy rằng sự xuống cấp tiếp tục của rừng trên thế giới gây ra những hậu quả bi đát trong vòng 20 – 40 năm tới.

Bài báo khoa học, công bố trên tạp chí “Scientific Reports” (Anh), cảnh báo, với tốc độ chặt phá rừng như hiện nay, phần lớn các khu rừng trên Trái đất sẽ biến mất trong vòng 100 - 200 năm nữa.

Tuy nhiên các vấn đề lớn sẽ xảy ra sớm hơn vì lý do các hệ thống duy trì sự sống chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nạn chặt phá rừng. Sẽ xảy ra rối loạn trong lưu trữ than, sản xuất ô xi, bảo vệ đất canh tác khỏi xói mòn, điều hòa chu trình nước, trợ giúp hệ thống dinh dưỡng và trú ẩn cho một số loài vật.

Hai tác giả của bài báo nói trên là 2 nhà vật lý - tiến sĩ Gerardo Aquino ở Viện Alan Turing (Anh) và giáo sư Mauro Bologna ở ĐH Tarapaca (Chile). Trong các nghiên cứu, họ đã mô hình hóa tốc độ gia tăng dân số và coi tốc độ chặt phá rừng như một chỉ số sử dụng tài nguyên, để từ đó tính được cơ hội tránh thảm họa.

Các nhà khoa học cho rằng, trước khi có nền văn minh nhân loại, Trái đất được bao phủ bởi 60 triệu kilomet vuông (km2) rừng. Tuy nhiên nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng đã khiến Trái đất chỉ còn dưới 40 triệu km2 rừng.

Với tốc độ gia tăng dân số và sử dụng tài nguyên như hiện nay, các quá trình duy trì sự sống sẽ bắt đầu sụp đổ trong vòng 20 - 40 năm nữa. Các nhà khoa học khẳng định, xác suất để không có thảm họa là rất nhỏ - nhân loại chỉ có dưới 10% cơ hội tránh được thảm họa. Tất nhiên là cần coi các tính toán này là một giả thuyết khoa học, chứ không phải dự đoán chắc chắn cho tương lai.

Cần phải làm gì để ngăn ngừa viễn cảnh tận thế? Các tác giả bài báo cho rằng, chúng ta cần hạn chế chặt phá rừng, đồng thời sử dụng các công nghệ mới trong sử dụng cân bằng các tài nguyên và sản xuất năng lượng hiệu quả. Cũng cần phải tăng cường bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.