Nấm phát điện

GD&TĐ - Nấm phát điện không còn là đề tài khoa học viễn tưởng nữa. Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Stevens ở New Jersey (Mỹ) vừa phát triển phương pháp lấy điện năng từ… nấm mỡ, được tăng cường vi khuẩn lam và hệ thống sợi nano graphene. 

Nấm phát điện

Theo các nhà khoa học, từng cây nấm đơn lẻ không tạo ra nhiều điện năng, chỉ đủ để thắp sáng bóng đèn LED. Tuy nhiên, trong tương lai, các thiết bị dựa trên cùng nguyên tắc như vậy có thể cho dòng điện thân thiện với môi trường.

Các tác giả công trình nghiên cứu quyết định mở rộng ý tưởng cộng sinh hai cá thể để mang lại những lợi ích cụ thể. Nhằm mục tiêu này, họ đặt một dải xoắn gồm các vi khuẩn lam lên mũ nấm mỡ.

Những cây nấm đảm bảo cung cấp nước và dưỡng chất cho vi khuẩn lam, còn vi khuẩn lam đảm nhận nhiệm vụ tạo năng lượng.

Các điện tử giải phóng ra từ quá trình quang hợp được hệ thống sợi nano graphen tóm bắt. Cả sợi graphen lẫn các vi khuẩn lam được “in” bằng máy in 3D lên mũ nấm.

Dưới ánh sáng, vi khuẩn lam quang hợp và tạo ra dòng điện cường độ khoảng 65 nanoamper. Đây là dòng điện quá yếu, không đủ sức khởi động bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Tuy nhiên, sau khi liên kết một loạt “cây nấm phát điện”, chúng ta có thể nghĩ tới việc thắp sáng các diode LED. Hiện tại các nhà khoa học đang tìm cách tăng cường độ dòng điện trong hệ thống này.

“Hệ thống nấm kỹ thuật sinh học (bionic) của chúng tôi có thể sinh ra điện” - Giáo sư Manu Mannoor, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết: “Thông qua việc tích hợp các vi khuẩn lam - các cá thể có khả năng sản xuất ra điện với vật liệu nano dẫn điện, chúng ta có thể tạo ra hệ thống nhân tạo hoàn toàn mới”.

Việc sử dụng nấm mỡ không phải là tình cờ. Mặc dù từ lâu các nhà khoa học đã biết về khả năng tạo dòng điện của vi khuẩn lam, tuy nhiên họ không biết cách giữ chúng sống trên một cái nền nhân tạo.

Ông Manu Mannoor cùng với đồng nghiệp là nhà khoa học Sudeep Joshi nảy ra ý tưởng rằng nấm mỡ có thể đảm nhiệm vai trò nền tự nhiên cho vi khuẩn lam sinh sống. Họ đã đúng.

“Nấm tỏ ra là môi trường thích hợp, cung cấp cho vi khuẩn lam những phương tiện dinh dưỡng thích hợp. Lần đầu tiên chúng tôi chứng tỏ được rằng có thể xây dựng hệ thống lai như vậy” - ông Joshi giải thích.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ