Năm nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

GD&TĐ - Trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc đã nêu 5 nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Toàn cảnh phiên họp kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.
Toàn cảnh phiên họp kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.

Trong báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc đã đánh giá chung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Theo đó, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương 2,91%. Con số này thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch.

Một số bộ, cơ quan, địa phương chưa chủ động tìm hướng đi mới trong xây dựng thể chế, chính sách.

Chưa có nhiều đổi mới bứt phá cả về phương pháp quản lý điều hành và kết quả thực hiện nhiệm vụ…

Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc
 Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc

Trong báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc đã nêu 5 nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm trật tự xã hội, phát triển kinh tế; phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội được Quốc hội thông qua (tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 6%, bình quân GDP đầu người khoảng 3.700 USD).

Thứ hai, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng lĩnh vực, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với công tác phòng chống tham nhũng. Nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện nghiêm việc công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.