Năm học mới và giải pháp duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia

GD&TĐ - Đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ có 630 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 68,6%); tỉ lệ kiên cố hóa trường lớp học là 85,6 % (mầm non 64,1%, tiểu học 83,1%, THCS 95,9%, THPT 98%), cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San, lãnh đạo Sở GD&ĐT cùng các sở, ngành kiểm tra thực tế xây dựng trường chuẩn quốc gia tại huyện Tam Nông (Ảnh:phutho.vn)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San, lãnh đạo Sở GD&ĐT cùng các sở, ngành kiểm tra thực tế xây dựng trường chuẩn quốc gia tại huyện Tam Nông (Ảnh:phutho.vn)

Với một tỉnh miền núi, trung du còn nhiều khó khăn, con số trên thể hiện nỗ lực không nhỏ của ngành Giáo dục địa phương này.

Thực hiện xã hội hóa, huy động tối đa nguồn lực

Nói về giải pháp duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia, việc đầu tiên ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - chia sẻ là đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục tại các địa phương có điều kiện.

Thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để khắc phục tình trạng trường, lớp học chưa được kiên cố hóa ở khu vực có điều kiện KT-XH khó khăn; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học; mở rộng quy mô lớp học để giảm sĩ số học sinh ở khu vực thành thị.

Cùng với đó, tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá nghiêm túc thực trạng các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia (định kỳ 2,5 năm và 5 năm) theo quy định, lập hồ sơ trình đoàn kiểm tra của UBND tỉnh.

"Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục rà soát, quy hoạch, tạo quỹ đất đáp ứng yêu cầu tối thiểu về diện tích cho mỗi cơ sở giáo dục theo quy định.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, các cấp, ngành cần tập trung bố trí, huy động, lồng ghép các nguồn lực, tận dụng tối đa việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động nguồn vốn ngân sách cấp huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia ở mỗi cấp học, quan tâm tới giáo dục miền núi" - ông Nguyễn Minh Tường chia sẻ thêm.

Gắn trách nhiệm với người đứng đầu mỗi cơ sở giáo dục

Nhấn mạnh giải pháp này, ông Nguyễn Minh Tường đồng thời cho biết, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn,...tạo điều kiện cho các đối tượng (học sinh, giáo viên) được thụ hưởng các điều kiện của một trường chuẩn quốc gia ở mức độ cao nhất.

Địa phương, ngành Giáo dục, các cơ sở giáo dục thường xuyên rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đảm bảo đáp ứng yêu cầu và tương xứng với vị thế trường học đạt chuẩn quốc gia; thực hiện triệt để phân cấp quản lí theo quy định.

"Năm học mới 2017 - 2018, Phú Thọ tiếp tục thực hiện rà soát hệ thống trường lớp, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015, lộ trình đến năm 2020.

Trong thời gian tới tiến hành xác định thực trạng và nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho từng đơn vị; xây dựng kế hoạch tổng thể chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông" - Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ngoài mục tiêu thực hiện các tiêu chí phát triển nông thôn mới, thì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là quan trọng hơn cả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.