Năm học của những thành tựu mới

Năm học của những thành tựu mới

Thời điểm năm học kết thúc là mốc thời gian thích hợp để từ đây chúng ta nhìn lại năm học vừa qua, khẳng định những kết quả tốt đẹp đã đạt được, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại để rút kinh nghiệm cho năm học mới với mong muốn nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, năm học sau tốt đẹp hơn năm học trước.

(ảnh minh họa: Internet)
(ảnh minh họa: Internet)

Năm học 2009 – 2010 diễn ra trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang được phục hồi sau thời kỳ suy giảm, tình hình chính trị - xã hội của đất nước tiếp tục ổn định, an ninh quốc phòng của đất nước được tăng cường. Mặc dù điều kiện của đất nước còn nhiều khó khăn nhưng giáo dục đã tiếp tục nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi rất cơ bản giúp cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đồng thời đây cũng là nguồn động lực tinh thần to lớn  đối với những người làm giáo dục.

Kết thúc năm học 2009 – 2010, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã từng bước đi vào chiều sâu và được thể hiện trong nhiều hoạt động cụ thể ở tất cả các cấp học, các lĩnh vực giáo dục, đặc biệt nội dung của cuộc vận động đã được tích hợp vào giảng dạy trong một số môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã thực sự thấm vào đời sống học đường; nhiều hình thức hưởng ứng cuộc vận động đã được tổ chức như hội thảo, tọa đàm về đạo đức nhà giáo, tuyên dương tôn vinh nhà giáo tiêu biểu, giáo viên dạy giỏi...; số giáo viên vi phạm đạo đức giảm so với năm học trước. Cuộc vận động “Hai không” bước sang năm thứ tư được triển khai đã tiếp tục phát huy những kết quả đạt được những năm trước, đóng góp tích cực vào việc đấu tranh chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện phẩm chất nhân cách cho người học. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức và các phẩm chất nhân cách khác; đến nay đã có 94% số trường học trong toàn quốc tham gia. Sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo với Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và ba đoàn thể là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam đã tạo ra một cơ chế chính trị xã hội mạnh để thúc đẩy phong trào phát triển cả về bề rộng và chiều sâu và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Về đổi mới quản lý giáo dục, việc phân cấp quản lý giáo dục từ cấp trung ương đến địa phương đã từng bước được quan tâm. Quy chế “3 công khai” đang được tất cả các cơ sở giáo dục trong toàn quốc triển khai thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và trình Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/ NĐ – CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2011 – 2015. Hiện đã có thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định này, trên cơ sở đó các địa phương đang tích cực xây dựng và quyết định mức học phí phù hợp với địa phương. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, ngày 20/7/2010, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức công bố hoàn thành 100% kết nối Internet cho toàn ngành Giáo dục Việt Nam...

Một thành tựu nổi bật trong năm học 2009-2010 là tất cả các địa phương trong toàn quốc đã về đích đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS sớm hơn kế hoạch với chất lượng có thể bảo đảm bền vững. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học đã được Bộ hướng dẫn thực hiện. Trong toàn ngành trật tự kỷ cương thi cử tiếp tục có chuyển biến tích cực. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 được thực hiện nghiêm túc, an toàn, khách quan, công bằng và chính xác ở tất cả các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp, thanh tra thi. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2010 toàn quốc là 92,57%, tăng 8,97% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ tốt nghiệp loại khá, giỏi chỉ đạt 10,02%, giảm 1,18% so với năm 2009. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDTX năm 2010 toàn quốc là 66,71%, cao hơn năm 2009 là 27,11%, nhưng tỷ lệ này tăng không đồng đều giữa các địa phương, có 30/ 64 đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp dưới 50%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tăng đã phản ánh sự chuyển biến tích cực trong quá trình dạy và học, khi người học ngày càng nhận thức rõ cần phải thực học và không quay cóp trong thi cử. Tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm 2009 – 2010 ở hầu hết các vùng đều giảm: năm học 2007 – 2008 số học sinh bỏ học là 147.005 em, năm học 2008 – 2009 là 86.269 em (tính đến thời điểm cuối học kỳ 1), năm học 2009 – 2010 tính đến thời điểm cuối học kỳ 1 là 75.691 em (giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước).

Có thể kể thêm rất nhiều về những thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt được trong năm học vừa qua.

Ngành Giáo dục đạt được những thành tựu như vậy trong năm học 2009 – 2010 là nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của hàng triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, công nhân viên giáo dục, của 22 triệu học sinh, sinh viên trên cơ sở giáo dục được sự quan tâm ủng hộ to lớn của Đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội.

Phát huy những thành tựu đã đạt được năm học 2009 – 2010, với quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, ngành Giáo dục nhất định sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới 2010 – 2011 – năm học có chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.

Giáo dục & Thời đại

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.