Năm học 2022-2023: Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách là khâu đột phá

GD&TĐ - Năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT xác định hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách là khâu đột phá, là việc ưu tiên trước hết. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh điều này trong phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai năm học 2022-2023.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai năm học 2022-2023.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai năm học 2022-2023.

Năm học 2021-2022 là năm học đầy thử thách; trường học bị đóng cửa, toàn ngành chuyển sang dạy và học trực tuyến trong điều kiện thiếu thốn nhiều bề. Nhưng với nỗ lực vượt bậc, với định hướng kiên trì mục tiêu chất lượng, ngành Giáo dục đã vượt qua thử thách, ứng phó được với dịch bệnh, hoàn thành cơ bản các yêu cầu của năm học và tiếp tục thực hiện được các mục tiêu đổi mới theo kế hoạch.

Chia sẻ điều này, tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên ngành Giáo dục, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn trân trọng đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bởi những ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành trong năm học vừa qua; cũng như chỉ đạo mang tính định hướng, những chỉ đạo giải quyết vướng mắc, các yêu cầu ngành Giáo dục cần thực hiện trong năm học 2022-2023 và những việc đẩy mạnh, làm tốt trong thời gian kế tiếp.

Tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định sẽ cùng Ngành cụ thể hóa thành các chỉ đạo cụ thể để triển khai trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, nhằm đạt tới yêu cầu chất lượng, hiệu quả, khắc phục tồn tại hạn chế, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng đồng thời gửi tới toàn thể đội ngũ giáo viên, bộ quản lý sự ghi nhận, sự biểu dương và lời cảm ơn bởi những nỗ lực vượt bậc, những cố gắng phi thường trong năm học vừa qua qua; cảm ơn sự đồng hành, ủng hộ, hỗ trợ đối với sự nghiệp giáo dục của các bậc phụ huynh học sinh; ghi nhận sự cố gắng của gần 24 triệu học sinh, sinh viên đã vượt qua khó khăn để học tập, trưởng thành trong một năm đầy gian khó.

Thay mặt cho toàn thể ngành Giáo dục và lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng đồng thời gửi lời cảm ơn trân trọng đến các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ đã quan tâm tới sự nghiệp giáo dục của nước nhà và trực tiếp chỉ đạo một cách sát sao, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho ngành Giáo dục; cảm ơn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội, các Ban, Bộ, ngành đoàn thể trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh/thành phố trong cả nước...

Bộ trưởng cho biết: Năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021; tiếp tục triển khai thực Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Mục tiêu nhằm đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng GD-ĐT; trong đó trọng tâm là tổ chức triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Để thực hiện thành công mục tiêu này, Bộ GD&ĐT xác định việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách là khâu đột phá, là việc ưu tiên trước hết. Trong đó triển khai rà soát các quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc chồng chéo, ban hành thêm cơ chế chính sách nhằm mở đường, tạo điều kiện cho tự chủ và đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó, coi củng cố, phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non, phổ thông và lực lượng khoa học của các trường đại học là yếu tố mang tính quyết định. Lấy việc hiện đại hóa hạ tầng giáo dục, chuyển đổi số, tăng cường tự chủ trong giáo dục, tăng cường dân chủ trong môi trường học đường, tăng cường yếu tố văn hóa trong môi trường học đường và thu hút các nguồn lực cho giáo dục là những giải pháp cần đẩy mạnh trong thời gian sắp tới.

Nhận định nhiệm vụ, công việc trong năm học mới là hết sức nặng nề, đặc biệt với giáo dục phổ thông, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn nhận được sự phối hợp của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương để cùng ngành Giáo dục đẩy nhanh tiến độ và chuẩn thời gian cho việc lựa chọn sách giáo khoa, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, sử dụng thật tốt các chỉ tiêu biên chế mà ngành vừa có để bổ sung nguồn giáo viên…

“Bộ GD&ĐT trong hội nghị hôm nay đã lắng nghe, ghi chép các ý kiến trao đổi, cũng như các ý kiến gửi đến và sẽ xem xét thấu đáo để chỉ đạo công việc sát thực tế và hiệu quả hơn. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan tham mưu và toàn thể giáo chức, học sinh, sinh viên sẽ ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn, sáng tạo không ngừng để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình, để có kết quả cho một năm học mới tốt nhất, chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam - một dịp đặc biệt của ngành Giáo dục.” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Nhóm sinh viên và thiết kế trạm lắp ráp giúp tăng năng suất trong các nhà máy.

Trạm lắp ráp tùy biến theo nhân trắc học

GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.