Năm 2021, ĐHQGHN tổ chức thi đánh giá năng lực 4-5 đợt, từ tháng 5 đến tháng 10

GD&TĐ - Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục ổn định và sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển và xét tuyển theo phương thức khác.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh minh họa/internet
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh minh họa/internet

Các phương thức xét tuyển khác gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định đặc thù của ĐHQGHN, xét tuyển các kết quả thi chuẩn hóa quốc tế SAT, ACT, A-Level, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELST và tương đương), xét tuyển kết quả bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT (do ĐHQGHN tổ chức).

Ngoài ra, ĐHQGHN tiếp tục mở rộng, điều chỉnh đối tượng xét tuyển thẳng đối với học sinh đạt kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thí sinh thuộc các trường THPT chuyên ngoài ĐHQGHN có kết quả học tập loại giỏi và kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

ĐHQGHN đã và đang chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, năng lực để xây dựng lộ trình tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT nhằm phục vụ công tác tuyển sinh (như một trong các phương thức xét tuyển sinh đại học) trong thời gian tới.

Về công tác tuyển sinh sau đại học năm 2021, dự kiến chia làm 2 đợt: Đợt 1 tổ chức thi vào các ngày 17 và 18/4/2021; Đợt 2 tổ chức thi vào các ngành 11 và 12/9/2021.

Theo báo cáo phương hướng tuyển sinh năm 2021 của Ban Chỉ đạo Tuyển sinh sau đại học, các hội đồng tuyển sinh bậc thạc sĩ và tiến sĩ cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2020, mở rộng đối tượng ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng đối với các thí sinh đã tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng thuộc các chương trình đào tạo tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao… (đối với bậc thạc sĩ) và các thí sinh có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học bậc đại học, bậc thạc sĩ và có bài báo khoa học được công bố trên tạp chí ISI/Scopus, … (đối với bậc tiến sĩ).

Năm 2021 dự kiến đánh giá năng lực được tổ chức thi tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4-5 đợt, từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt khoảng 1.000-2.000 thí sinh. ĐHQGHN có thể mở rộng quy mô thông qua khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên, trực thuộc hoặc đối tác.

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2021, về cơ bản, ĐHQGHN vẫn giữ vững tổng quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh. Các đơn vị đào tạo cần cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu của từng ngành/CTĐT phù hợp với quy mô và khả năng đào tạo của đơn vị.

Về hình thức và chính sách tuyển sinh, ĐHQGHN tiếp tục kết hợp các phương thức tuyển sinh ổn định như năm 2020 đang áp dụng và tiếp tục nghiên cứu, vận dụng linh hoạt kinh nghiệm tổ chức thi đánh giá năng lực, phát triển các điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong những năm tiếp theo.

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, năm 2021, ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL cho học sinh THPT. Đây là một kỳ thi đa mục tiêu, trong đó các cơ sở đào tạo của ĐHQGHN có thể sử dụng kết quả kỳ thi này như một phương thức để xét tuyển đại học. Các đơn vị đào tạo cần cân nhắc, xác định rõ tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển đại học đối với các thí sinh sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực.

Về tuyển sinh sau đại học, Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao quy mô và chất lượng tuyển sinh bậc tiến sĩ, ĐHQGHN sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình tiền tiến sĩ và quỹ học bổng dành cho nghiên cứu sinh từ nhiều nguồn để hỗ trợ cao nhất cho nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo.

Dự kiến các phương thức tuyển sinh vào ĐHQGHN năm 2021:

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:

   1. Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) các đơn vị đào tạo xây dựng quy định cụ thể về đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển công bố công khai trên website của đơn vị đào tạo, của ĐHQGHN, trên trang thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và các phương tiện thông tin đại chúng. HĐTS các đơn vị đào tạo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng và tổ chức xét tuyển thẳng theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của ĐHQGHN.

  1. Xét tuyển:

- Xét tuyển đối với các thí sinh có kết quả thi THPT năm 2021.

- Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm thi SAT hoặc ACT theo quy định của ĐHQGHN;

- Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ quốc tế A-Level theo quy định của ĐHQGHN.

- Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL,..), kết hợp với điểm 2 môn thi trong tổ hợp xét tuyển của ngành/CTĐT (trong đó bắt buộc phải có môn Toán hoặc Ngữ văn).

-  Thí sinh có kết quả thi ĐGNL học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/CTĐT;

- Thí sinh là người nước ngoài hoặc người Việt Nam học tập THPT tại nước ngoài (xét tuyển theo quy định riêng của ĐHQGHN về xét tuyển người nước ngoài).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.