Năm 2020: Chỉ còn hơn 100 doanh nghiệp Nhà nước

GD&TĐ - “Một số doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước yếu kém, làm ăn thua lỗ, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản Nhà nước, gây bức xúc cho xã hội, giảm sút lòng tin của người dân”- ông Hoàng Trường Giang (Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương) mới đây đưa ra nhận định.

Năm 2020: Chỉ còn hơn 100 doanh nghiệp Nhà nước

Cổ phần hóa, thoái vốn làm được đến đâu?

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Từ năm 2016 đến hết tháng 10/2018, cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 136 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Trong đó, đã tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp quy mô rất lớn như: Tập đoàn Cao su Việt Nam, các tổng công ty: Phát điện 3, Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí, Lọc hóa dầu Bình Sơn... Số lượng cổ phiếu IPO đều được bán hết, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Về thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trong giai đoạn trên, đã có các thương vụ lớn như: Thoái vốn tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Công ty cổ phần Sữa Vinamilk... thu về gần 160.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, chưa thể hài lòng với những kết quả đã đạt được, hiệu quả hoạt động của DNNN so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, vẫn luôn luôn là chủ đề được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đang được giao quản lý và sử dụng một khối lượng tài sản rất lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư; một số dự án còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn. Kết quả sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN còn chậm.

“Trong giai đoạn từ năm 2016 - tháng 9/2018, cả nước đã thoái được 16.463 tỷ đồng, thu về 154.306 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc gắn cổ phần hóa với niêm yết đến thời điểm này vẫn chưa được chú trọng” - ông Đặng Quyết Tiến (Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính) phân tích.

”Tái cơ cấu DNNN đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; chưa phát huy trên thực tế vai trò nòng cốt trong khu vực kinh tế Nhà nước, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp; một số doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước yếu kém, làm ăn thua lỗ, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản Nhà nước, gây bức xúc cho xã hội, giảm sút lòng tin của người dân vào điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ; cơ chế quản trị chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN còn hạn chế, bất cập. Còn lúng túng trong xây dựng thể chế và mô hình đại diện chủ sở hữu của DNNN” - ông Hoàng Trường Giang (Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương) nhận định.

Lĩnh vực nào tư nhân không được xen vốn vào?

Theo ông Đặng Quyết Tiến, thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, Nhà nước chỉ nắm 100% vốn điều lệ tại 103 doanh nghiệp hoạt động trong 11 lĩnh vực: Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; Quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư;

Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn; Bảo đảm hàng hải; Bưu chính công ích; Kinh doanh xổ số; Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); In, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng; Tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong đó, năm 2017 thực hiện thoái vốn tại 135 doanh nghiệp; Năm 2018 thực hiện tại 181 doanh nghiệp; Năm 2019 thực hiện tại 62 doanh nghiệp; Năm 2020 thực hiện tại 28 doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng: Trong thời gian tới, cổ phần hóa, thoái vốn vẫn được xem là nhiệm vụ trọng tâm để tái cơ cấu DNNN, trong đó cổ phần hóa các tập đoàn lớn như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và các tổng công ty của Hà Nội, TPHCM... Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhiệm vụ đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN thời gian tới đặt ra vô cùng nặng nề, đòi hỏi quyết tâm cao và các giải pháp quyết liệt, đột phá hơn để hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết số 12-NQ/TW.

Số lượng DNNN từ hơn 12.000 vào đầu những năm 90, đã giảm đáng kể xuống còn 5.600 vào năm 2001, đến nay chỉ còn khoảng hơn 500 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, hiện diện trong 11 ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Dự kiến, đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng hơn 100 DNNN.

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2016 - tháng 9/2018, cả nước đã thoái được 16.463 tỷ đồng, thu về 154.306 tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.