Năm 2018 chọn giáo dục nghề nghiệp là khâu đột phá

GD&TĐ - Sáng nay, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đăng đàn trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Năm 2018 chọn giáo dục nghề nghiệp là khâu đột phá

Mở đầu phiên chất vấn, các Đại biểu: Trần Thị Hằng – đoàn Bắc Ninh, Trần Văn Mão – đoàn Nghệ An, Nguyễn Ngọc Phương –đoàn Quảng Bình chất vấn Bộ trưởng về giải pháp ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trình độ lao động và việc sắp xếp lại các trung tâm dạy nghề hiện nay.

Trả lời về các vấn đề nêu trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay thấp, chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đào tạo còn bất cập, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng cả về kỹ năng, thu nhập, độ an toàn, mạng lưới an sinh...

Bộ trưởng nhấn mạnh: Thời gian tới sẽ ưu tiên cho giáo dục nghề nghiệp. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Cũng theo Bộ trưởng, năm 2018 Bộ chọn giáo dục nghề nghiệp là khâu đột phá. Theo đó, sẽ tiến hành quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới giáo dục nghề nghiệp; chuyển mạnh sang tự chủ nhằm tạo động lực phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Mặt khác sẽ chuyển hẳn sang một hướng mới đó là: Kết nối đào tạo với doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng hành với giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo gắn với thị trường, với cung cầu lao động... Theo Bộ trưởng đây là sự mở đầu, nhưng là sự mở đầu quan trọng cho một hướng đi mới.

Cùng với đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ đẩy mạnh sắp xếp lại các đơn vị đào tạo. Cụ thể sáp nhập các trung tâm cấp huyện, những trường nào không tuyển sinh được, không đáp ứng nhu cầu thì kiên quyết sắp xếp lại, thậm chí giải thể, theo tinh thần bảo đảm tinh gọn bộ máy, nhưng hoạt động có hiệu quả.

Liên quan đến câu hỏi của các Đại biểu về giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động; Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, xuất khẩu lao động là một chủ trương của Đảng, Nhà nước đã được luật pháp quy định cụ thể.

Chúng ta đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa 1 triệu thanh niên đi lao động, học tập ở nước ngoài. Cụ thể năm 2017 chúng ta đưa được 1.340.000 lao động đi xuất khẩu... việc này đem lại lợi ích rất lớn, 1 năm thu về khoảng 3 tỷ USD.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công tác xuất khẩu lao động còn những bất cập như tỷ lệ lao động bỏ trốn, kết thúc hợp đồng không về nước, ở lại lao động bất hợp pháp vẫn xảy ra ở một số thị trường như: Hàn Quốc... Theo đó, Bộ đã có nhiều giải pháp xử lý quyết liệt, bước đầu đã ngăn chặn được tình trạng này...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.