Myanmar: Các trường ĐH muốn được tự trị nhiều hơn

GD&TĐ - Luật Giáo dục đại học ở Myanmar được công bố gần đây đã bị sinh viên và giảng viên chỉ trích vì chưa mang lại cho các trường đại học quyền tự trị mà họ cần để tăng hiệu quả giảng dạy và tính cạnh tranh, mặc dù đã có một số cải tiến đang được thực hiện.

Myanmar: Các trường ĐH muốn được tự trị nhiều hơn

Các đạo luật đại học cho phép các đại học ở Yangon và Mandalay duy trì sự độc lập cho đến khi bị hủy bỏ vào năm 1962, sau khi tướng Ne Win lên nắm quyền. Từ đó, các hội đồng trường đại học được thành lập để quản lý giáo dục đại học, đưa đến sự ra đời của Bộ giáo dục đại học. Theo luật giáo dục quốc gia đã được chuẩn thuận vào năm 2014 và 2015, chính phủ hứa hẹn sẽ trao quyền tự trị nhiều hơn cho các trường đại học. 

Tuy nhiên, quyền tự trị vẫn còn hạn chế đã khiến chất lượng ở các trường đại học không được cải thiện nhiều. Theo U Zaw Myo Hlaing, giảng viên vật lý tại ĐH West Yangon, các trường bị kiểm soát gắt gao bởi các luật lệ của Bộ giáo dục đại học. “Bộ đã đặt ra một chính sách không khoan nhượng. Chúng tôi làm việc theo nguyên tắc cứng nhắc và không thể thực hiện những thay đổi gì. Điều này đã kìm hãm sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.